Content-Length: 277481 | pFad | http://vi.wikipedia.org/wiki/Xbox_Music

Groove Music – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Groove Music

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Xbox Music)
Groove Music
Groove Music trên Windows 10
Ngày bắt đầu16 tháng 10 năm 2012; 12 năm trước (2012-10-16) với tên Xbox Music
Ngày kết thúc31 tháng 12 năm 2017; 6 năm trước (2017-12-31)
Mức giáStreaming trả tiền không giới hạn ở 22 quốc gia[1]
US$9.99/tháng; US$99.99/năm
Nền tảng
Số lượngHơn 18 triệu bài hát (Hoa Kỳ);
Hơn 38 triệu bài hát (toàn cầu)[2]
Xem trướcMiễn phí nghe trước bài hát trong 30 giấy
Streaming
Ghi/sao chépCó (với Music Pass)
Dùng thử30 ngày
Websitemusic.microsoft.com

Groove Music (trước đây là Xbox MusicZune Music và cũng có tên là Microsoft Groove) là một dịch vụ streaming nhạc kỹ thuật số được phát triển bởi Microsoft cho phép streaming nhạc thông qua đăng ký hoặc mua hàng thông qua Windows Store.[3][4] Dịch vụ này được dựa trên web và cũng có sẵn qua các ứng dụng cho dòng sản phẩm Microsoft WindowsXbox,[5][6] cũng như AndroidiOS.[7] Groove nay đã có hơn 38 triệu bài hát.[8]

Microsoft thông báo ngày 2 tháng 10 năm 2017 rằng hãng sẽ đóng cửa Groove Music vào ngày 31 tháng 12 năm 2017.[9]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Microsoft trước đó đã đầu tư vào các dịch vụ nhạc với nhãn hiệu Zune. Zune Music Marketplace đã bao gồm 11 triệu bài hát. Dòng các máy nghe nhạc Zune và cửa hàng Zune đã không được thành công, và nhãn hiệu này đã bị ngừng vào đầu những năm 2010, mặc dù nó vẫn tiếp tục có mặt trên nhiều thiết bị và Zune Music Pass vẫn cho phép truy cập không giới hạn các bài hát với giá 9.99 USD mỗi tháng.[10]

Trong lúc đó, Microsoft đang nhấn mạnh tới sức mạnh của nhãn hiệu Xbox của họ vì tính hấp dẫn của nó đối với người tiêu dùng. Công ty đã mở rộng các dịch vụ đa phương tiện qua Xbox Live để đi kèm thêm các dịch vụ như một cửa hàng video và chợ trò chơi trực tuyến. Họ đã quyết định sẽ giới thiệu một dịch vụ nhạc mới để xây dựng dựa trên những tính năng sẵn có trên.[cần dẫn nguồn]

Microsoft giới thiệu dịch vụ mới của mình trong cuộc họp báo của họ tại Electronic Entertainment Expo 2012 vào ngày 4 tháng 6. Xbox Music được bắt đầu cùng với dịch vụ Xbox Video vào ngày 16 tháng 10 năm 2012.[11]

Vào ngày 6 tháng 7 năm 2015, Microsoft công bố việc thay đổi nhãn hiệu từ Xbox Music thành Groove để gắn với việc phát hành Windows 10 sắp được diễn ra. Nhãn hiệu mới sử dụng thương hiệu "Groove" mà Microsoft trước đó đã sử dụng cho một sản phẩm khác không có liên quan Microsoft Office Groove (bây giờ là OneDrive for Business). Joe Belfiore giải thích việc đổi nhãn hiệu nhằm tách dịch vụ này ra khỏi dòng sản phẩm Xbox, khiến nó bao gồm cả các nền tảng không phải Xbox khác.[12][13][14]

Vào ngày 17 tháng 9 năm 2015, theo một bản cập nhật hệ thống cho Xbox 360, tên của ứng dụng đã thay đổi theo nhãn hiệu mới.[15] Ứng dụng cho Xbox One trước đó cũng được thay đổi trong một bản cập nhật.

Microsoft thông báo ngày 2 tháng 10 năm 2017 rằng hãng sẽ đóng cửa dịch vụ Groove Music Pass và xóa bỏ toàn bộ các bài hát đang bán trên Windows Store trước ngày 31 tháng 12 năm 2017. Microsoft đã hợp tác với Spotify nhằm cho phép khách hàng chuyển các bài hát và danh sách phát của mình sang dịch vụ Spotify. Sau ngày 31 tháng 12 năm 2017, ứng dụng Groove sẽ chỉ phát các bài hát đã được tải về thiết bị hoặc được lưu trữ trên đám mây của khách hàng.[9]

Microsoft bắt đầu thay thế ứng dụng Groove Music bằng ứng dụng Media Player mới vào tháng 1 năm 2022 thông qua bản cập nhật từ Microsoft Store, ban đầu nó áp dụng cho Windows 11, sau đó là Windows 10 vào tháng 1 năm 2023.[16]

Tính năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Groove Music Pass là một dịch vụ đăng ký cho phép streaming không giới hạn các nội dung có trong dịch vụ. Trước đó còn có một dịch vụ streming được hỗ trợ bởi quảng cáo nhưng đã bị ngừng từ ngày 1 tháng 12 năm 2014.[10][17] Nhạc cũng có thể được mua trực tiếp từ Windows Store.[18]

Các bài hát mà người dùng đã mua, và các danh sách phát bao gồm những bài hát có sẵn trên dịch vụ có thể được đồng bộ qua OneDrive và được truy cập nhừ nhiều thiết bị. Các bài hát trong thư viện cục bộ của người dùng trên một PC Windows 8.1 có thể được khớp lại và có sẵn cho các thiết bị khác nếu nó có sẵn trên Groove Music Pass.[19][20] Việc tải lên nhạc không phải của Groove cũng sẽ có sẵn trên Windows 10.[18]

Các "trạm radio" tùy chỉnh có thể được tạo ra sử dụng các bài hát liên quan tới các bài hát mà người dùng đã chọn.[21] Các bài hát có thể được tải về để nghe ngoại tuyến trên điện thoại thông minh.[22]

Bản cập nhật Anniversary Update của Windows 10 cho phép người dùng ẩn những tính năng yêu cầu Groove Music Pass khỏi giao diện.

Groove Music Pass

[sửa | sửa mã nguồn]

Groove Music Pass (trước đây là Xbox Music PassZune Music Pass) là một dịch vụ đăng ký trả tiền cho phép người dùng nghe các bài nhạc đã đăng ký của họ trên bất cứ thiết bị nào đã cài đặt dịch vụ. Dịch vụ này tại Hoa Kỳ cho phép đăng ký hàng tháng hoặc thường niên.[2] Người dùng có thể dùng thử dịch vụ trong một tháng, nhưng những người dùng trước đó đã dùng thử dịch vụ Zune Music Pass trước khi đổi tên sẽ không được tham gia chương trình dùng thử này.[23]

Lưu trữ đám mây

[sửa | sửa mã nguồn]

Groove Music cho phép người dùng tạo các bộ sưu tập các bài hát và danh sách phát được lưu trữ trên đám mây và có thể được truy cập trên tất cả các thiết bị được hỗ trợ.[19] Các bài hát có thể được thêm vào từ Groove Music Store hoặc được khớp lại (các bài hát trong Groove Music Catalog) với các bài hát được lưu cục bộ trong máy của người dùng hoặc được tải lên tài khoản Microsoft OneDrive của người dùng.

Các API cho nhà phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

API Groove Music cho phép nhà phát triển truy cập vào các dịch vụ web RESTful để tận dụng kho nội dung và các tính năng của dịch vụ trong ứng dụng hoặc trang web của họ.[24]

Các nền tảng hỗ trợ

[sửa | sửa mã nguồn]

Ứng dụng Groove có sẵn cho Windows 8, Windows 8.1, Windows 10,[14] Windows Phone, Xbox 360, Xbox One, AndroidiOS. Dịch vụ này cũng có một phiên bản nền web.[25][26]

Có sẵn tại các quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Xanh: Groove Music Pass có sẵn
Xanh đậm: Chỉ Groove Music Store

Các quốc gia được sử dụng dịch vụ Groove bao gồm:[27]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Microsoft Xbox Music takes on Spotify and iTunes Cloud”. slashgear.com. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ a b “Xbox Music API – Music for Every App” (Thông cáo báo chí). Microsoft. ngày 4 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2014.
  3. ^ Groove, microsoft.com. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ “What is the Microsoft Groove Music app?”. windows.microsoft.com. Microsoft. 2015. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ “Xbox One: Xbox Music”. winsupersite.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2014.
  6. ^ “Xbox Music service announced, coming to Xbox, Windows Phone, and Windows 8”. theverge.com. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2012.
  7. ^ “Xbox Music launches on iOS and Android, free streaming on the web”. theverge.com. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2013.
  8. ^ “Xbox Music API – Music for Every App”. Microsoft. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2014.
  9. ^ a b Lardinois, Frederic (ngày 2 tháng 10 năm 2017). “Microsoft Will Soon Shutter It's Music Store and Streaming Service, Move Users to Spotify”. TechCrunch. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2017.
  10. ^ a b Brodkin, Jon (ngày 4 tháng 6 năm 2012). “30 million-track Xbox Music service coming from Microsoft”. Ars Technica. Condé Nast Digital. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  11. ^ Langshaw, Mark (ngày 4 tháng 6 năm 2012). “E3 2012: Xbox Music announced by Microsoft - watch video”. Digital Spy.
  12. ^ “Microsoft rebrands Xbox Music to Groove”. The Verge. Vox Media. ngày 6 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  13. ^ “Windows 10 preview turns Xbox Music into 'Groove'. Engadget. AOL. ngày 6 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  14. ^ a b “Xbox Music is now Groove, as Microsoft recycles and rebrands”. Ars Technica. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  15. ^ Hryb, Larry (ngày 17 tháng 9 năm 2015). “Xbox 360 System Update Adds New Features Including 2GB Cloud Storage”. Major Nelson. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  16. ^ “Microsoft cung cấp trình phát đa phương tiện mới cho Windows 11”. VOV.VN. 17 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2023.
  17. ^ “Microsoft to discontinue free Xbox Music streaming”. PC World. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  18. ^ a b “Updates to Entertainment in Windows 10”. Blogging Windows. Microsoft. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  19. ^ a b “Digital Music: To the Cloud”. winsupersite.com. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2013.
  20. ^ “Understanding Xbox Music”. Thurrott.com. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  21. ^ “Xbox Music For Windows 8.1 Preview Adds Pandora-Like Radio Feature”. TechCrunch. AOL Inc. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2015.
  22. ^ “Xbox Music”. Xbox. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2013.
  23. ^ Packham, Matt (ngày 16 tháng 10 năm 2012). “Can Microsoft's New Xbox Music Service Do What Zune Couldn't”. TIME techland.
  24. ^ Viswav, Pradeep (ngày 20 tháng 12 năm 2013). “Microsoft Launches Xbox Music API And Affiliate Program”. Microsoft-News. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2016.
  25. ^ “Xbox Music Is Now Available on the Web”. Mashable. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2013.
  26. ^ “Xbox Music goes head on with Spotify: web streaming now free, iOS and Android apps out today”. Endgadget. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2013.
  27. ^ “Xbox on Windows feature list”. Microsoft. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Nền tảng phân phối nhạc kỹ thuật số









ApplySandwichStrip

pFad - (p)hone/(F)rame/(a)nonymizer/(d)eclutterfier!      Saves Data!


--- a PPN by Garber Painting Akron. With Image Size Reduction included!

Fetched URL: http://vi.wikipedia.org/wiki/Xbox_Music

Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy