Content-Length: 94998 | pFad | https://vi.wikipedia.org/wiki/Khedrup_Gyatso

Khedrup Gyatso – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Khedrup Gyatso

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khải-châu Gyatso
Đạt-lại Lạt-ma thứ 11
Thống trị1842–1856
Tiền vịSở-xưng Gia-mục-thố
Kế vịThành-liệt Gia-mục-thố
Tiếng Tạngམཁས་གྲུབ་རྒྱ་མཚོ་
Wyliemkhas grub rgya mtsho
Phát âm[kʰɛtʂup catsʰɔ]
Chuyển tự
(TQ)
Kaichub Gyaco
THDLKedrup Gyatsho
Tiếng Hán凱珠嘉措
Ngày sinh(1838-11-01)1 tháng 11 năm 1838
Gathar, Kham, Tây Tạng
Ngày mất31 tháng 1 năm 1856(1856-01-31) (17 tuổi)
Lhasa, Tây Tạng

Khedrup Gyatso hay phiên âm theo Hán ViệtKhải-châu Gia-mục-thố (sinh ngày 1 tháng 11 năm 1838 – mất ngày 31 tháng 1 năm 1856) là Đạt-lại Lạt-ma thứ 11 của Tây Tạng.[1]

Ông được công nhận là hóa thân thứ 11 của Đạt-lai Lạt-ma vào năm 1840, ông xuất thân từ cùng một ngôi làng với Cách-tang Gia-mục-thố, Đạt-lại Lạt-ma thứ 7, sinh năm 1708. Năm 1841, Ban-thiền Lạt-ma thứ 7, Palden Tenpai Nyima, đã làm lễ tôn phong, cắt tóc và ban cho ông tên gọi là Khải-châu Gia-mục-thố.[1]

Năm 1842, ông đăng cơ tại cung điện Potala và đến năm 1849, ở tuổi 11, ông được Ban-thiền Lạt-ma thứ bảy tuyên bố bắt đầu tu hành.[2] Ông nắm đầy đủ quyền lực theo thỉnh cầu của chính quyền vào ngày 1 tháng 3 năm 1855. Tuy nhiên, ông đã qua đời chưa đầy một năm sau đó, và trở thành hóa thân Đạt-lại Lạt-ma thứ ba chết khi còn ở tuổi quá trẻ.

"Trong thời kỳ của các Đạt-lại Lạt-ma mệnh ngắn—từ hiện thân thứ 9 đến thứ 12, Ban-thiền Lạt-ma là Lạt-ma cai quản, lấp đầy khoảng trống để do các Đạt-lại Lạt-ma để lại khi họ qua đời sớm."[3]

Ông có viết một cuốn sách thơ, Câu chuyện của khỉ và chim (Bya sprel gyi gtam-rgyud). Đó là một chuyện ngụ ngôn về cuộc chiến tranh vào cuối thế kỷ 18 giữa người Tạng và người Gurkha (tương ứng là "chim" và "khỉ").[4]

Trong giai đoạn Khải-châu Gia-mục-thố sống, chiến tranh tại Ladakh đã làm suy yếu sức mạnh của các vị Lạt-ma trên cao nguyên Thanh-TạngChiến tranh Nha phiến cùng khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc đã làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Tây Tạng. Vào những năm cuối ông cai trị, người Nepal đã xâm lược Tây Tạng, song đã thất bại trong chiến tranh Nepal-Tây Tạng (1855–1856).

Ông đột ngột qua đời tại cung điện Potala, Lhasa, Tây Tạng vào ngày 31 tháng 1 năm 1856.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “His Holiness the Eleventh Dalai Lama, Khedrup Gyatso”. The Office of His Holiness The Dalai Lama. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ Khetsun Sangpo Rinpoche. (1982). "Life and times of the Eighth to Twelfth Dalai Lamas." The Tibet Journal. Vol. VII Nos. 1 & 2. Spring/Summer 1982, p. 50.
  3. ^ The Fourteen Dalai Lamas: A Sacred Legacy of Reincarnation, p. 175. Glenn H. Mullin. Clear Light Publishers. Santa Fe, New Mexico. ISBN 1-57416-092-3.
  4. ^ Stein, R. A. (1972) Tibetan Civilization, p. 269. Stanford University Press. ISBN 0-8047-0806-1 (cloth); ISBN 0-8047-0901-7 (pbk)

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mullin, Glenn H. (2001). The Fourteen Dalai Lamas: A Sacred Legacy of Reincarnation, pp. 361–367. Clear Light Publishers. Santa Fe, New Mexico. ISBN 1-57416-092-3.
Tiền nhiệm
Sở-xưng Gia-mục-thố
Đạt-lại Lạt-ma
1842–1856
Công nhận năm 1841
Kế nhiệm
Thành-liệt Gia-mục-thố








ApplySandwichStrip

pFad - (p)hone/(F)rame/(a)nonymizer/(d)eclutterfier!      Saves Data!


--- a PPN by Garber Painting Akron. With Image Size Reduction included!

Fetched URL: https://vi.wikipedia.org/wiki/Khedrup_Gyatso

Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy