Thần tượng Nhật Bản
Trong văn hóa đại chúng Nhật Bản, cụm từ "thần tượng" (アイドル aidoru , vốn là phiên âm từ "idol" trong tiếng Anh sang tiếng Nhật) là một thuật ngữ đặc trưng dùng để chỉ những ngôi sao trẻ/ngôi sao đang lên được sản xuất ra nhằm hướng tới việc công chúng say mê sự dễ thương của họ. Thần tượng dành để nói đến những hình mẫu lý tưởng. Họ cần duy trì hình ảnh tốt trước công chúng và là tấm gương cho giới trẻ noi theo. Thần tượng nhắm đến việc tham gia hàng loạt các vai trò như các nhân vật truyền thông nổi tiếng (tarento), ví dụ: ca sĩ nhạc pop, người trong nhóm tham gia các chương trình tạp kỹ, diễn viên đóng vai phụ, người mẫu cho các tạp chí và quảng cáo.[8][9][10][11][12][13][14]
Thuật ngữ này được thương mại hóa bởi các công ty giải trí Nhật Bản,[15] họ tổ chức các buổi thử giọng cho các nam nữ thanh niên vốn có rất ít hoặc không có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp giải trí, thường là những ngôi sao/ngôi sao đang lên khao khát được yêu mến bởi sự ngọt ngào, đáng yêu và trong trắng của mình[15] với mục đích tạo nên sự ủng hộ nồng nhiệt. Hầu hết các ca sĩ thần tượng đều thử sức ở nhiều thể loại của dòng nhạc pop Nhật Bản, thường là thể loại nhạc thông dụng và thịnh hành nhất hiện tại,[16] nhưng vì nhiều thần tượng hát những ca khúc tình cảm dễ thương[15] nên ta có thể nói rằng kiểu mẫu những thần tượng đó tạo nên thứ âm nhạc của riêng họ.[13][15] Những bài hát của họ có đặc thù là không đòi hỏi kỹ năng ca hát thành thục; sức lôi cuốn khán giả phần lớn đến từ sự thu hút trong hình ảnh trước công chúng.[16] Các thần tượng thường không được xem là những ca sĩ "thực lực"[8] hay diễn viên "thực lực". Do vậy, nhiều ngôi sao trẻ bây giờ cự tuyệt cái mác thần tượng với mong muốn được nhìn nhận là nghệ sĩ chuyên nghiệp thay vì làm đối tượng của sự hâm mộ cuồng nhiệt.[17]
Danh sách tuyển chọn các cá nhân và nhóm nhạc thần tượng tiêu biểu
[sửa | sửa mã nguồn]Các thần tượng có tổng doanh thu bán đĩa trên 10 triệu bản:
Tên | Năm hoạt động | Dòng nhạc | Album phòng thu | Doanh thu[18] |
---|---|---|---|---|
Seiko Matsuda | 1980–nay (44 năm) | Kayōkyoku / J-pop / Nhạc jazz | 51 | 29 triệu |
Akina Nakamori | 1982–1989, 1990–2010, 2014–nay (32 năm) |
Kayōkyoku / J-pop | 25 | 25 triệu |
Momoe Yamaguchi | 1973–1980 (8 năm) | Kayōkyoku | 22 | 16 triệu |
Hiromi Go | 1972–nay (52 năm) | Kayōkyoku / J-pop / Nhạc R&B | 40 | 15 triệu |
Kenji Sawada | 1967–nay (57 năm) | J-pop / Kayōkyoku / Glam rock | 45 | 15 triệu |
Shizuka Kudo | 1987–nay (37 năm) | Kayōkyoku / J-pop | 17 | 14 triệu |
Kyōko Koizumi | 1982–nay (42 năm) | Kayōkyoku / J-pop | 26 | 14 triệu |
Hideki Saijo | 1972–2009 (37 năm) | J-pop | 24 | 13 triệu |
Toshihiko Tahara | 1979–nay (45 năm) | J-pop | 24 | 12 triệu |
Masahiko Kondō | 1980–nay (44 năm) | J-pop / Kayōkyoku | 20 | 12 triệu |
Tomomi Kahara | 1995–2006, 2013–nay (17 năm) | J-pop | 6 | 12 triệu |
Các nhóm nhạc thần tượng có tổng doanh thu bán đĩa trên 10 triệu bản:
Tên | Số thành viên | Năm hoạt động | Dòng nhạc | Album phòng thu | Doanh thu |
---|---|---|---|---|---|
AKB48 | Luân chuyển | 2005–nay (19 năm) | J-pop | 9 | 53 triệu[19] |
SMAP | 6 → 5 | 1988–2016 (27 năm) | J-pop / Nhạc R&B | 21 | 37 triệu[19] |
Arashi | 5 | 1999–2020 (25 năm) | J-pop / Nhạc R&B / Nhạc hip hop | 16 | 30 triệu[20] |
KinKi Kids | 2 | 1993–nay (31 năm) | J-pop | 15 | 26 triệu[21] |
Morning Musume | Luân chuyển | 1997–nay (27 năm) | J-pop / EDM / Dance-pop | 15 | 22 triệu |
Speed | 4 | 1996–2000, 2008–2012 (10 năm) | J-pop / Nhạc dance / Nhạc R&B / Nhạc hip hop | 5 | 19 triệu[18] |
Pink Lady | 2 | 1976–1981, 1984, 1989, 1996–1997, 2003–2005, 2010–2017 (20 năm) |
Kayōkyoku / Nhạc disco / J-pop | 8 | 17 triệu[22] 13 triệu[18] |
The Checkers | 7 | 1980–1992 (12 năm) | Rockabilly / Doo-wop | 10 | 15 triệu[18] |
Nogizaka46 | Luân chuyển | 2011–nay (13 năm) | J-pop | 4 | 13 triệu |
Hikaru Genji | 8 → 7 | 1987–1995 (9 năm) | J-pop | 20 | 12 triệu[18] |
V6 | 6 | 1995–nay (29 năm) | J-pop | 13 | 12 triệu[18] |
Danh sách chọn lọc theo dự án hay công ty chủ quản
[sửa | sửa mã nguồn]- Công ty AKS:
- Tập đoàn Amuse:
- Tập đoàn Avex:
- Công ty Johnny & Associates:
- Công ty Sony Music Japan (N46div):
- Công ty Rising Production:
- Tập đoàn Stardust Promotion:
- Công ty Up-Front Promotion (Hello! Project):
- Khác:
Một số nhóm nhạc thần tượng (ví dụ như Morning Musume, AKB48 và các nhóm nhạc chị em, Sakura Gakuin và Super Girls) có một hệ thống thành viên xoay vòng, có các thành viên rời nhóm khi họ lớn tuổi hơn trước (hoặc khi họ muốn bắt đầu một sự nghiệp, hoặc nhiều người trong số họ rời đi đơn giản là để tập trung vào việc học ở trường và quay trở lại cuộc sống của một thanh thiếu niên bình thường). Những nhóm nhạc và dự án thần tượng này thường được tạo ra nhờ kết quả của một buổi thử giọng và tổ chức đều đặn các buổi thử giọng mới dành cho các thành viên thế chỗ những người rời nhóm.
Thần tượng mạng và thần tượng ảo
[sửa | sửa mã nguồn]Một mô hình thần tượng mới được gọi là thần tượng mạng xuất hiện vào cuối thập niên 1990, chỉ hiện diện trên các trang web. Thậm chí ngày nay, các nhóm nhạc thần tượng mạng được tạo ra với hi vọng đạt được sự nổi tiếng và sự yêu mến của công chúng ở bên ngoài Nhật Bản, theo cùng một cách mà các nhóm nhạc thần tượng chuyên nghiệp làm được. Nhiều thần tượng mạng đã nhận được sự chú ý rộng khắp do sự tăng vọt mức độ nổi tiếng gần đây trong vài năm trước.
Năm 1997, nhân vật Kyoko Date xuất hiện với vai trò như "siêu thần tượng" hay "thần tượng ảo" đầu tiên. Kyoko Date có một lịch sử và thống kê sản xuất và những bài hát riêng. Kể từ năm 2007, một hình thức thần tượng mới, tức "thần tượng ảo", ngày càng nổi tiếng ở Nhật Bản. Nhờ sự ra mắt của phần mềm Vocaloid 2 và nhân vật nổi tiếng Hatsune Miku của nó, "thần tượng ảo" đang có được sự nổi tiếng rộng khắp, thu hút một lượng fan hâm mộ vững chắc. Dạng thần tượng mới này, bên cạnh phương tiện thông tin thông thường, thường được phỏng theo, phóng tác và chuyển thể trong các phương tiện truyền thông khác trải rộng từ anime, manga, tiểu thuyết cho đến trò chơi video, v.v... Những ví dụ khác của thể loại mới này là các thương hiệu đặc quyền như Love Live! và The Idolmaster.
Cách dùng khác của từ "thần tượng"
[sửa | sửa mã nguồn]Cụm từ "thần tượng" còn được dùng ở Nhật Bản để diễn tả "thần tượng áo tắm" (グラビアアイドル gurabia aidoru , vốn lấy từ thuật ngữ tiếng Anh "[photo]gravure", tức ảnh bản kẽm hay thuật khắc ảnh trên bản kẽm), là một thuật ngữ dành cho phụ nữ trẻ xuất hiện trong bộ dạng thiếu vải (tức là mặc bikini) trong những bức ảnh "mát mẻ" nhắm đến khán giả nam giới;[24] và "thần tượng AV" (với AV là viết tắt của cụm từ tiếng Anh "adult video", có nghĩa là phim người lớn), vốn là thuật ngữ để chỉ những phụ nữ xuất hiện trong các bộ phim người lớn.[25]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ ももクロ、初のAKB超え タレントパワーランキング. Tập đoàn Nihon Keizai Shimbun (bằng tiếng Nhật). ngày 24 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2013.
- ^ タレントパワーランキング トップ100. Nikkei Entertainment (bằng tiếng Nhật) (Tháng 6 năm 2013). Nikkei BP. ngày 4 tháng 5 năm 2013. tr. 48–49.
- ^ タレントパワーランキング トップ100. Nikkei Entertainment (bằng tiếng Nhật) (Tháng 6 năm 2014). Nikkei BP. ngày 2 tháng 5 năm 2014.
- ^ タレントパワーランキング トップ100. Nikkei Entertainment (bằng tiếng Nhật) (Tháng 6 năm 2015). Nikkei BP. ngày 2 tháng 5 năm 2015.
- ^ タレントパワーランキング トップ100. Nikkei Entertainment (bằng tiếng Nhật) (Tháng 6 năm 2016). Nikkei BP. ngày 4 tháng 5 năm 2016.
- ^ タレントパワーランキング トップ100. Nikkei Entertainment (bằng tiếng Nhật) (Tháng 6 năm 2017). Nikkei BP. ngày 4 tháng 5 năm 2017.
- ^ タレントパワーランキング トップ100. Nikkei Entertainment (bằng tiếng Nhật) (Tháng 6 năm 2018). Nikkei BP. ngày 4 tháng 5 năm 2018. tr. 81.
- ^ a b William W. Kelly (biên tập). Fanning the Flames: Fans and Consumer Culture in Contemporary Japan. tr. 65.
- ^ “Islands of Eight Million Smiles: Idol Performance and Symbolic Production in Contemporary Japan (Harvard East Asian Monographs) [Hardcover] - Book Description”. Amazon. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2012.
- ^ Idols and Celebrity in Japanese Media Culture - Google Books. Palgrave Macmillan. ngày 31 tháng 8 năm 2012.
- ^ Carolyn S. Stevens. Japanese Popular Music: Culture, Authenticity and Power.
- ^ David W. Edgington (2003). Japan at the Millennium: Joining Past and Future. UBC Press.
- ^ a b William D. Hoover. Historical Dictionary of Postwar Japan. tr. 202.
- ^ Minoru Matsutani (ngày 25 tháng 8 năm 2009). “Pop 'idol' phenomenon fades into dispersion”. The Japan Times. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2011.
- ^ a b c d Timothy J. Craig (biên tập). Japan Pop!: Inside the World of Japanese Popular Culture.
- ^ a b Культура - Музыка - Популярная музыка [Culture - Music - Popular Music] (bằng tiếng Nga). Embassy of Japan to Russia. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2019.
- ^ 戦隊モノ、アイドル...、グループにおける色と役割の関係. Nikkei Business Publications. ngày 5 tháng 12 năm 2011.
- ^ a b c d e f “Music Station announces their Top 50 Idols of All-Time”. tokyohive.com. 6Theory Media. ngày 15 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2018.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
- ^ a b Bản mẫu:Cite serial
- ^ 【オリコン】嵐、相葉主演月9主題歌1位 CD総売上3000万枚突破 [[Oricon] Arashi, Aiba's Getsuku drama theme song gets 1st place, total CD sales exceeds 30 million copies]. Oricon News (bằng tiếng Nhật). Oricon. ngày 19 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2018.
- ^ “Music Station Pits the Top 25 Showa Acts Against the Top 25 Heisei Acts”. aramajapan.com. ngày 2 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2018.
- ^ Tạp chí Billboard - Tháng 9 năm 1980. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2018.
- ^ “Daredemo Dream”. mmdd.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2018.
- ^ Santo Scarcella (ngày 23 tháng 9 năm 2015). Kanpai! Il Jpop è più vivo che mai. Youcanprint Self-Publishing. tr. 45–. ISBN 9788893067492.
- ^ Brian Ashcraft; Shoko Ueda (ngày 13 tháng 5 năm 2014). Japanese Schoolgirl Confidential: How Teenage Girls Made a Nation Cool. Tuttle Publishing. tr. 68–. ISBN 978-1-4629-1409-8.
Nguồn trích dẫn
[sửa | sửa mã nguồn]- Aoyagi, Hiroshi (2000). "Pop idols and Asian identities" in Timothy Craig (ed.) Japan Pop! Inside the World of Japanese Popular Culture. M.E. Sharpe.
- Aoyagi, Hiroshi (2005). "Islands of eight million smiles: Idol performance and symbolic production in contemporary Japan. Haravard Asia Center.
- Ellis (ngày 31 tháng 5 năm 2007). “Declaration of a cyber-doll”. Ellis in Wonderland. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007.
- Hidetsugu, Enami (ngày 31 tháng 5 năm 2007). “Show biz exploits 'volunteerism' image in packaging of latest teen idol”. The Japan Times. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007.
- Kinsella, S. (2007). "What's behind the fetishism of schoolgirls uniforms" in Japan in fashion theory. UK.
- Kinsella, S. (2000). Adult Manga: Culture and power in contemporary Japanese society. UK: Curzon.
- Kinsella, S. (1999). "Pop-culture and the balance of power in Japan" in Media, culture and society, vol.21 pp. 567–572.
- Kinsella, S. (1995). "Cuties in Japan" in women media and consumption in Japan Brian Moeran and Lise Scov (eds). Curzon and Hawaii University Press.
- Lukacs, Gabriella (ngày 31 tháng 5 năm 2007). “The Net Idols: New Forms of Creative Employment and Neoliberal Labor Subjectivities in 1990s Japan”. AAS Annual Meeting. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2007.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]