Vu Điền

(Đổi hướng từ Khotan)

Vu Điền (chữ Hán: 于闐王國) là một vương quốc Phật giáoTrung Á (Trung Quốc gọi là Tây Vực) nằm trên nhánh Con đường tơ lụa chạy dọc theo rìa phía nam của sa mạc Taklamakan tại lòng chảo Tarim. Lãnh thổ của vương quốc nay thuộc Tân Cương, Trung Quốc ngày nay.

Vu Điền quốc
于闐國
56–1006
Tiền Gurgamoya, quốc vương Vu Điền. thế kỷ 1.
Tiền Gurgamoya, quốc vương Vu Điền. thế kỷ 1.
Vị thếĐế quốc
Thủ đôKhotan
Ngôn ngữ thông dụngCó thể là một tổ tiên của tiếng Thổ Hỏa La, sau thế kỷ 1-2 là Prakrit bằng chữ Brahmi.

tiếng Gandhari thế kỷ 3-4.[1]

Vu Điền, một phương ngữ Saka được viết bằng một biến thể của chữ Brāhmī.[2]
Tôn giáo chính
Phật giáo
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Lịch sử 
• Thành lập
56
• Giải thể
1006
Tiền thân
Kế tục
Vu Điền
Kara-Khanid

Các tên gọi ban đầu

sửa
 
Một người con gái của vua Vu Điền, cưới người cầm quyền ở Đôn Hoàng, bức tranh trên tường ở hang Mạc Cao 61, Ngũ đại.

Tên gọi của vương quốc tồn tại ở khu vực nay là Khotan có nhiều dạng khác nhau. Người dân bản địa vào khoảng thế kỷ thứ 3 đã viết Khotana bằng chữ Kharoşţhī; và Hvatäna- bằng chữ Brāhmī trong các văn bản sau đó ít lâu, phát triển thành HvamnaHvam, trong các văn bản sau đó vương quốc được gọi là Hvam kşīra ‘đất của Khotan’. Tên gọi này được biết đến ở phía tây trong khi –t- vẫn không biến đổi, điều thường thấy trong tiếng Tân Ba Tư vào thời kỳ đầu. Tuy nhiên, dưới các ảnh hưởng khác nhau người dân địa phương cũng viết Gaustana khi họ nằm dưới uy thế của tiếng Phạn Phật giáo. Đối với người Thổ Phồn vào thế kỷ thứ 7 và 8, vùng đất này được ghi là Li và kinh đô là Hu-ten, Hu-den, Hu-thenYvu-then.[3][4]}}

Kinh đô

sửa

Thành phổ cổ đại Khotan là kinh đô của vương quốc. Tiếng Trung là Hòa Điền (tiếng Trung: 和田). Tên gọi Hotan cũng được sử dụng. Từ thời nhà Hán cho đến thời nhà Đường, vương quốc được gọi người Hán gọi là Vu Điền (于闐, 于窴, hay 於闐).

Được xây dựng trên một ốc đảo, các lùm cây dâu tằm cho phép vương quốc sản xuất và xuất khẩu lụathảm lụa, các sản phẩm chính yếu khác của kinh đô gồm ngọc thạch nephritđồ gốm.

Văn hóa

sửa

Theo truyền thuyết, Vu Điền được thành lập khi Kushtana xuất hiện, ông được kể là con trai của Hoàng đế Quý Sương vào thế kỷ thứ 3 TCN.

Tuy nhiên, cũng có khả năng vương quốc đã tồn tại sớm hơn nhiều so với người Nguyệt Chi, (về sau gọi là Quý Sương) và đã buôn bán các loại đá ngọc thạch nephrit nổi tiếng từ khu vực tới Trung Quốc vài thế kỷ trước đó.

 
Bức tranh vẽ trên bản gỗ được Aurel Stein khám phá ra tại Dandan Oilik, mô tả truyền thuyết về nàng công chúa đã giấu trứng tằm trong chiếc mũ của mình để lén đưa chúng ra khỏi Trung Quốc và đưa đến Vu Điền.

Vương quốc là một trong những trung tâm của Phật giáo. Cho đến thế kỷ 11, phần lớn thần dân là Phật tử.[5] Vương quốc chủ yếu kết giao với các nhóm Đại thừa. Điều này khác biệt với Quy Từ, một vương quốc do Śrāvakayāna thống trị ở nằm ở rìa phía bắc sa mạc Taklamakan. Pháp Hiển (法顯) đã mô tả rằng có 14 thành bang và nhiều tu viện Phật giáo nhỏ.[6] Nhiều ngôn ngữ nước ngoài, bao gồm tiếng Hán, Prakrittiếng Phạn được sử dụng trong trao đổi văn hóa.

Vu Điền là nơi đầu tiên bên ngoài Trung Nguyên bắt đầu dệt tơ lụa. Một câu chuyện được nói đến trong nhiều nguồn, và được minh họa trong bức tranh tường được các nhà khảo cổ phát hiện, kể rằng một công chúa người Hán đã gài trứng tằm lên tóc khi cô bị đưa đến kết hôn với vua Vu Điền. Điều này có lẽ diễn ra trong nửa đầu thế kỷ 1.[7]

Vương quốc bị Hãn quốc Kara-Khanid từ Kashgar xâm lược vào năm 1006 và từ đó bị người Hồi giáo kiểm soát. Marco Polo đã đến thăm Vu Điền từ 1271 đến 1275 và nhận xét rằng "tất cả là tín đồ của Muhammad."

Các vua Vu Điền:

  1. Kushtana: 25 - 60
  2. Xiumo Ba: 60 - 61
  3. Guangde: 61 - 120
  4. Vijaya Kriti: 121 - 129
  5. Fangqian: 130 - 134?
  6. Jian: 135? - 151
  7. Anguo: 151 - ?
  8. .....
  9. Vijaya Sangrāma IV: 670 - 674
  10. Vijaya Dharma III: 675? - 725
  11. Vijaya Padmasambhava II: 725 - 736
  12. Vijaya Vāhana Vĩ đại: 736 - 740
  13. Yuchi Gui: 740 - 786
  14. Yuchi Yao: 786 - 788
  15. ......
  16. Nanzongchang: 969

Chú thích

sửa
  1. ^ “Archaeological GIS and Oasis Geography in the Tarim Basin”. The Silk Road Foundation Newsletter. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2007.
  2. ^ “The Sakan Language”. The Linguist. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2007.
  3. ^ Bailey (1961), p. 1.
  4. ^ [1]
  5. ^ Ehsan Yar-Shater, William Bayne Fisher, The Cambridge history of Iran: The Seleucid, Parthian and Sasanian periods. Cambridge University Press, 1983, page 963.
  6. ^ “Travels of Fa-Hsien -- Buddhist Pilgrim of Fifth Century By Irma Marx”. Silkroads foundation. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2007.
  7. ^ Hill (2009). "Appendix A: Introduction of Silk Cultivation to Khotan in the 1st Century CE", pp. 466-467.

Tham khảo

sửa
  • Bailey, H. W. (1961). Indo-Scythian Studies being Khotanese Texts. Volume IV. Translated and edited by H. W. Bailey. Indo-Scythian Studies, Cambridge, The University Press. 1961.
  • Bailey, H. W. (1979). Dictionary of Khotan Saka. Cambridge University Press. 1979. 1st Paperback edition 2010. ISBN 978-0-521-14250-2.
  • Beal, Samuel. 1884. Si-Yu-Ki: Buddhist Records of the Western World, by Hiuen Tsiang. 2 vols. Trans. by Samuel Beal. London. Reprint: Delhi. Oriental Books Reprint Corporation. 1969.
  • Beal, Samuel. 1911. The Life of Hiuen-Tsiang by the Shaman Hwui Li, with an Introduction containing an account of the Works of I-Tsing. Trans. by Samuel Beal. London. 1911. Reprint: Munshiram Manoharlal, New Delhi. 1973.
  • Emmerick, R. E. 1967. Tibetan Texts Concerning Khotan. Oxford University Press, London.
  • Emmerick, R. E. 1979. Guide to the Literature of Khotan. Reiyukai Library, Tokyo.
  • Grousset, Rene. 1970. The Empire of the Steppes: A History of Central Asia. Trans. by Naomi Walford. New Brunswick, New Jersey. Rutgers University Press. ISBN 0-8135-1304-9
  • Hill, John E. July, 1988. "Notes on the Dating of Khotanese History." Indo-Iranian Journal, Vol. 31, No. 3. See: [2][liên kết hỏng] for paid copy of original version. Updated version of this article is available for free download (with registration) at: [3]
  • Hill, John E. 2004. The Peoples of the West from the Weilüe 魏略 by Yu Huan 魚豢: A Third Century Chinese Account Composed between 239 and 265 CE. Draft annotated English translation. [4]
  • Hill, John E. (2009) Through the Jade Gate to Rome: A Study of the Silk Routes during the Later Han Dynasty, 1st to 2nd Centuries CE. John E. Hill. BookSurge, Charleston, South Carolina. ISBN 978-1-4392-2134-1.
  • Legge, James. Trans. and ed. 1886. A Record of Buddhistic Kingdoms: being an account by the Chinese monk Fâ-hsien of his travels in India and Ceylon (A.D. 399-414) in search of the Buddhist Books of Discipline. Reprint: Dover Publications, New York. 1965.
  • Watters, Thomas (1904–1905). On Yuan Chwang's Travels in India. London. Royal Asiatic Society. Reprint: 1973.

Đọc thêm

sửa
  • Hill, John E. (2003). Draft version of: "The Western Regions according to the Hou Hanshu. 2nd Edition." "Appendix A: The Introduction of Silk Cultivation to Khotan in the 1st Century CE." [5]

Liên kết ngoài

sửa
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy