Wikipedia:Wikipedia là một sản phẩm đang hoàn thiện

(Đổi hướng từ Wikipedia:HOANTHIEN)
Những mảnh xếp hình dang dở trên biểu tượng Wikipedia khẳng định một sự thật rằng Wikipedia là "một sản phẩm đang hoàn thiện liên tục."

Lưu ý: Các số liệu và dữ kiện trong bài chỉ ứng với Wikipedia tiếng Anh.

Nếu tính theo số bài viết thì Wikipedia là bách khoa toàn thư đồ sộ nhất từ trước đến nay. Wikipedia chứa rất nhiều thông tin, có hàng triệu người đọc cũng như hàng triệu người biên tập. Một mặt, nhiều người thấy Wikipedia hữu ích; mặt khác, người ta muốn là "cuốn" bách khoa này phải chất lượng hơn, chỉn chu hơn, hoàn thiện hơn mà quên mất rằng Wikipedia hoàn toàn được xây nên từ con số không, chỉ trong mười chín năm bởi rất nhiều tình nguyện viên. Ấy thế mà có những người thậm chí còn cho rằng mạng Internet sẽ tốt hơn nhiều nếu không có sự tồn tại của Wikipedia. Trong lúc mải mê chỉ trích, họ đã quên mất một điều cực kỳ quan trọng: Wikipedia không phải là một sản phẩm hoàn thiện. Hoàn toàn không. Nếu không muốn nói là mọi thứ chỉ mới đang bắt đầu.

Thuở sơ khai đầu tiên, Wikipedia phải trải qua một số thay đổi lớn về mặt kỹ thuật. Phần mềm wiki thực chất vốn không được thiết kế để viết bách khoa toàn thư, việc phát triển phiên bản đầu tiên của MediaWiki lại còn ngốn kha khá thời gian nên nhiều lịch sử của các trang đầu tiên đã bị mất. Tuy lịch sử trong khoảng thời gian trước tháng 1 năm 2001 của một số trang được lưu giữ, nhiều trang khác cùng tuổi thọ lại chỉ lưu thông tin từ năm 2002 trở đi. Bạn có thể xem một phiên bản tổng thể của Wikipedia xưa (tháng 12 năm 2001) trên nostalgia.wikipedia.org, ở đây có lưu trữ một bản sao read-only của các trang đó. Nhưng để bạn hiểu hơn về lập luận này, hãy cùng nhau lùi thời gian về xa hơn nữa.

Hãy tưởng tượng bạn là RoseParks – thành viên của bách khoa toàn thư Nupedia. Hiện đang là buổi chiều thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 2001, bạn được biết rằng Wikipedia được khởi tạo và trong tuần qua, bạn có tạo vài trang trên đó. Dự án có vẻ tốt; đang có gần sáu trăm bài viết — nhiều hơn cả Nupedia nữa — mặc dù còn khá ngắn và hầu hết đều thiếu thông tin ở các lĩnh vực quan trọng. Bạn thấy Wikipedia không có bài nào về khái niệm tập hợp của toán học, nên bạn tạo ngay một trang và đặt tên là "SeT " (phần mềm wiki lúc đó còn khá sơ cấp nên bạn phải dùng kiểu gõ CamelCase) và viết:

SeT là một tập hợp các đối tượng. Ví dụ, người ta có thể định nghĩa tập S = {Sn: Sn là anh em ruột của Larry M. Sanger, tổng biên tập của Nupedia}.

Các tập hợp phải được định nghĩa rõ ràng. Với một đối tượng Sn cho trước, ta phải xác định xem

Sn thuộc S. ----

Sao, không có tập hợp liệt kê đệ quy?

Nội dung như thế này không được tính là một bài viết tốt, ngay cả với tiêu chuẩn hồi đó – tháng 1 năm 2001. Ai muốn tìm hiểu về tập hợp mà chỉ sử dụng mỗi nguồn thông tin này thì thật dở hơi. Nhưng ít ra đây là một sự khởi đầu. Có còn hơn không.

Bạn bắt đầu băn khoăn không biết tương lai Wikipedia sẽ ra sao. Sáu trăm trang đều rất ổn, nhưng nếu tiếp tục với tốc độ này thì phải vài thập kỷ nữa mới đủ lớn để trở thành một bách khoa toàn thư hữu dụng. Liệu rồi một ngày kia nó có phổ biến, hay sẽ gia nhập hàng ngũ các ý tưởng thất bại?

Tua nhanh đến sáu năm sau và câu trả lời cho câu hỏi này đã rõ như ban ngày. Wikipedia là một trong những trang web được truy cập nhiều nhất trên Internet. Số lượng bài viết đã lên đến hơn 4,3 triệu bài bằng tiếng Anh và hơn 1,2 triệu bài bằng tiếng Việt. Nhưng một số thứ khác cũng thay đổi. Mọi người bắt đầu sử dụng Wikipedia làm nguồn tham khảo. Cũng không sai, bởi xét cho cùng, dù vẫn còn khiếm khuyết nhưng nếu không tận dụng nguồn tài nguyên này mới là dở. Cơ nhưng mà, mọi người bắt đầu dựa vào đây làm nguồn, đặc biệt là làm nguồn tham khảo duy nhất về một chủ đề. Tất nhiên vấn nạn này đã tồn tại trước khi Wikipedia ra đời: từ lâu trong giới học thuật, người ta đã không khuyến khích dẫn nguồn từ bách khoa toàn thư. Nhưng khác với các bộ sách bách khoa truyền thống đó, Wikipedia có những rắc rối và ưu điểm vô tiền khoáng hậu và độc nhất vô nhị, trong đó phải kể đến việc Wikipedia vĩnh viễn là một sản phẩm đang được hoàn thiện. Khó có thể xác định được tình trạng này bắt đầu khi nào (gần như là không thể), nhưng có thể chậm nhất là năm 2002.

Ủa từ từ đã… đâu có ai nói Wikipedia đã sẵn sàng! Ngay từ những ngày đầu, chỉ nhìn lướt qua cũng nhận ra được đây không phải là một nguồn tham khảo uy tín. Lúc đó, Với Wikipedia sở hữu một lượng nhỏ các trang và bài viết, tức kích cỡ chỉ tầm một bách khoa toàn thư trung bình, nhưng tài liệu tham khảo gì mà bài thì đã ngắn rồi, lại còn ghi đầy các việc cần làm và các đề mục trống, không những thế lại còn chi chít "liên kết đỏ" (hồi đầu mang hình dấu chấm hỏi nhỏ; bây giờ vẫn có thể được thiết lập trong phần tùy chọn nếu muốn). Sau đó, Wikipedia nhận ra rằng mình có một lượng khán giả nhất định. Wikipedia cố cải thiện ngoại hình để trông dễ nhìn hơn, đồng thời bất đắc dĩ thi hành một số biện pháp để tránh bị lạm dụng, gây ra bởi những người dùng đến đây nhưng không muốn cải thiện dự án. Nhưng nó đang dần định hình, gần xong rồi. Từ từ gượm đã! Đâu ai nói rằng Wikipedia có chất lượng tốt, nói gì đến sắp xong! Nhiều người thấy rằng với con số hơn hai triệu bài, chắc không còn gì nhiều để viết nữa đâu. Vậy nên, giờ hãy quay sang tập trung cho chất lượng bài viết. Phần cũng vì áp lực từ bên ngoài, những lời chỉ trích về chất lượng của Wikipedia. Điều này đã thúc đẩy một sự chuyển mình, dịch chuyển trọng tâm Wikipedia từ số lượng sang chất lượng. Thay vì tán dương "Quao, chúng ta có những một triệu bài viết đó!" thì giờ đây các thành viên quay đầu nhìn lại và thảng thốt "Trời ơi, đa số các bài viết đều tệ hại! Chúng ta là chỉ là thùng rỗng kêu to!".

Bằng cách nào đó, định kiến rằng bách khoa toàn thư là dang dở, chất lượng không đồng đều đã thực sự trở thành một vấn đề nan giải. Cũng như các hạn chế cố hữu của hệ thống wiki, vấn đề này thuộc về phạm trù phải thay đổi bản chất của dự án chứ không thể một sớm một chiều mà giải quyết được. Nếu chúng ta chủ quan, nghĩ rằng bách khoa này đã tốt rồi mà không thiết tha nâng cấp, dự án sẽ sa lầy và tốc độ cải tiến tổng thể sẽ chậm lại. Chuyện này thật sự từng xảy ra trong quá khứ ở một mức độ nào đó. Giải pháp ở đây là quay trở lại chiến lược cốt yếu mà đã đưa Wikipedia đến được ngày hôm nay. Tức là, không quan trọng rằng Wikipedia tệ hại, không đáng tin, tiền hậu bất nhất và rác rưởi như nào, chúng ta vẫn luôn có thể cải thiện nó. Hãy luôn nhớ rằng Wikipedia là một sản phẩm đang được hoàn thiện. Đừng phí thời gian đi đo lường tiến độ, mà hãy làm cho tiến độ đó xảy ra.

Thay vì bỏ ra hàng tuần và tốn hàng đống công sức ráng nâng cấp một bài viết "chất lượng tốt" để đạt danh hiệu "chọn lọc", hãy biến một trăm bài viết tệ thành bài "tốt" ("tốt" ở đây ý không phải là "bài viết tốt", hàng ngàn bài viết vẫn có chất lượng ổn mà không cần đến danh hiệu này). Thay vì bỏ ra hàng tuần để thẩm định chất lượng bài viết nhằm xếp hạng đánh giá (như một số WikiProject đang chăm chú làm), hãy dẹp việc xếp loại đánh giá, gắn bản mẫu sang một bên mà thực sự bắt tay vào cải thiện các bài bạn đang "đánh giá", làm tương tự với các bản mẫu dọn dẹp và bảo trì. Quan trọng nhất, hãy thực sự viết ra một bách khoa toàn thư. Đừng để tổng số bài viết ấn tượng khiến bạn choáng ngợp. Đang có hàng ngàn thỉnh cầu bài viết ngoài kia chưa ai đáp ứng; đang có hàng ngàn chủ đề bách khoa khác cũng quan trọng không kém và nên có mặt trên Wikipedia, chỉ là chưa ai nghĩ đến việc thỉnh cầu. Ngoài ra còn hàng ngàn bài sơ khai nội dung chỉ vỏn vẹn vài câu; viết thêm vài câu vào sẽ không biến nó thành một bài viết chọn lọc (BVCL) hoặc thay đổi được "thứ hạng chất lượng" nhưng sẽ cải thiện đáng kể bài viết đó. Dẫu cho không có ngôi sao nào được gắn trên đầu bài, sự hữu ích của bài viết đối với độc giả vẫn vẹn nguyên. Bài vẫn luôn ở sẵn đó cho những ai quan tâm có thể tìm đến, đọc qua, tra cứu, thậm chí là chỉ ra thiếu sót và góp ý giúp nâng cấp. Viễn cảnh đẹp đẽ này mới chính là tinh thần nguyên thủy của Wikipedia.

Gần đây, nhiều người đang lo sợ vì chất lượng của Wikipedia không còn tốt như họ muốn. Nhưng thực chất đó chỉ là phiền toái cho những ai muốn dựa dẫm phụ thuộc vào Wikipedia như một nguồn tham khảo chất lượng cao, đáng tin cậy. Còn những người khác đâu có lo sợ, mà lại còn thấy đây là cơ hội, vì họ thực sự muốn phát triển Wikipedia, muốn chung tay biến Wikipedia này trở thành một bách khoa toàn thư tự do. Tại Wikipedia này, không cần phải vội.

Nếu bạn dựa dẫm quá nhiều vào hiện trạng này của Wikipedia, đó là vấn đề của bạn. Wikipedia chưa xong và cũng không ai nói rằng chất lượng của nó tốt, chúng tôi chỉ nói rằng nó mở (Wikipedia • Bách khoa toàn thư mở). Nếu bạn không hài lòng với cuốn bách khoa này, tại thời điểm hiện tại này, bạn hoàn toàn có thể xắn tay lên giúp cải thiện hoặc quay lại sau sáu hoặc bảy năm nữa rồi xem xét lại. Chúng tôi hứa là khi đó mọi thứ đã khá hơn.

Liệu có bao giờ hoàn tất không?

sửa
 
Mệt ư? Phía trước còn một đoạn đường dài lắm!
 
Tòa tháp đẹp đấy. Nhưng để lên tới đỉnh là cả một chặng đường dài.

Không nhé. Ít ra là từ giờ cho đến khi Mặt Trời chết.

Hình dung rằng bài viết chọn lọc chính là đại diện cho một bài viết hoàn chỉnh (thực ra điều này không đúng hoàn toàn, nhưng khái niệm BVCL là gần nhất với "bài viết hoàn chỉnh" trên Wikipedia rồi). Tưởng tượng viễn cảnh các thành viên Wikipedia "cuỗm" hết nguồn tài nguyên học thuật của thế giới rồi nhốt mình vào một căn phòng mà ánh sáng, âm thanh và thậm chí cả Thuyền trưởng Falcon cũng không thể xuyên qua được, rồi bắt tay vào công cuộc nâng cấp tất cả các bài trên Wikipedia lên mức BVCL. Thế này nhé, kể từ khi hệ thống BVCL đi vào hoạt động, tỉ lệ ròng của BVCL là khoảng 37 bài/tháng,[1] nhưng chúng tôi giả định rằng các biên tập viên có năng suất cao hơn chút do bị "giam cầm" nên làm tròn lên thành 50 BVCL/tháng. Tại thời điểm bài luận này được viết, Wikipedia tiếng Anh có 6.132.708 bài viết và 5.784 BVCL, trừ cho nhau thì chúng ta có được 6.126.924 bài không phải BVCL. Trước khi tự "giam lỏng", các biên tập viên có nhanh tay ghi lại 26 bài viết còn thiếu mà nên có mặt trên Wikipedia. Cộng thêm các bài này vào, chúng ta có tổng số 6.127.950 bài viết cần phải nâng lên mức BVCL với tốc độ 50 bài/tháng. Tính ra là sẽ mất 122.559 tháng, hoặc xấp xỉ 10.213 năm. Bạn thấy con số này thế nào?

Rồi trong hơn 10.000 năm này sẽ xảy ra rất nhiều thứ:

  • Trong đó có những thứ cần được lưu lại trên Wikipedia. Nếu bạn xem thể loại Category:1990s sẽ thấy có 729 thể loại con. Giả sử một cách thận trọng nhất là mỗi thể loại con sẽ chỉ có một bài, thì với tốc độ 729 sự kiện mới/thập kỷ, vào cuối 10.213 năm này sẽ có tầm 7.445.277 sự kiện mới! Cũng đừng quên rằng nhiều tính năng hiện giờ chúng ta đang dùng sẽ biến mất để nhường chỗ cho các tính năng mới.
  • Ngôn ngữ tiếng Anh có thể sẽ thay đổi hoàn toàn, khiến tất cả các bài viết cũng phải được viết lại theo các tiêu chuẩn mới. Hãy xem các trích dẫn của Phineas Gage từ giữa những năm 1800. Bạn có thấy cách hành văn khác thường với phần còn lại của bài? Đó chỉ mới là thời điểm cách đây chưa đầy 200 năm. Bây giờ hãy nhân sự chuyển giao ngôn ngữ đó với 51 để có tổng số lần chuyển giao ngôn ngữ sẽ xảy ra trong 10.200 năm tới... Bạn tính đúng rồi đấy.

Hoặc gần như hoàn thành:

BVCL về 7 World Trade Center trên Wikipedia tiếng Anh có 2.553 sửa đổi, tạm thời cho rằng các chỉnh sửa gần như đồng nhất đi, và Wikipedia có tầm 100.000 đến 200.000 sửa đổi mỗi ngày, nên nó sẽ tương đương với việc thêm từ 40 đến 80 featuron (một đơn vị đo chất lượng bài viết) mỗi ngày. Vì càng ngày chúng ta càng làm tốt hơn và giảm được phá hoại... ta có thể lấy con số cao hơn (hoặc thậm chí có thể tìm cách để nâng cấp chất lượng hàng loạt) và 4 triệu bài viết, mỗi bài cần tổng cộng 1 featuron công sức. Đã có khoảng 350 triệu lượt sửa đổi, giả sử 250 triệu trong đó là cho các bài viết, tương ứng với 10.000 featuron, là đã đạt được trong số 4 triệu cần thiết. Tốc độ này tương đương với một thế kỷ. Hoặc giả sử chương trình học tại Đại học California tại Berkeley bắt rằng mỗi năm, mỗi sinh viên phải nâng cấp một bài viết Wikipedia lên mức BVCL, thì sẽ chỉ mất 30 năm. Và đây chỉ mới là một trường đại học ở một nước. Vậy nên chúng ta cần thêm nhân lực như biểu tượng Wikipedia cần thêm những mảnh xếp hình còn thiếu vậy. Luôn luôn cần. Wikipedia luôn trong trạng thái 99% và sẽ mãi mãi là như vậy.

Các tài liệu tham khảo này cũng đã mất rất lâu để hoàn thành:

Tham khảo

sửa
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy