Wikipedia:Quy định cốt lõi về nội dung

Tất cả nội dung trên Wikipedia đều tuân theo ba quy định cốt lõi về nội dung: thái độ trung lập, thông tin kiểm chứng đượckhông đăng nghiên cứu chưa được công bố. Thành viên cần hiểu rõ bản chất của cả ba, diễn giải như sau:

  1. Thái độ trung lập (WP:NPOV) – Mọi bài viết cùng với các nội dung bách khoa khác trên Wikipedia đều phải được viết trên một quan điểm trung lập, thể hiện những quan điểm quan trọng một cách công bằng và không thiên vị.
  2. Thông tin kiểm chứng được (WP:V) – Nội dung bị nghi ngờ hoặc dễ bị nghi ngờ cùng với trích dẫn nguyên văn phải được chú thích từ một nguồn xuất bản đáng tin cậy. Tại Wikipedia, kiểm chứng được có nghĩa là ai cũng có thể kiểm tra xem thông tin này có được lấy từ một nguồn tham khảo đáng tin cậy hay không.
  3. Không đăng nghiên cứu chưa được công bố (WP:NOR) – Wikipedia không đăng nghiên cứu chưa được công bố hoặc những ý tưởng gốc; mọi nội dung trên Wikipedia đều phải được chú thích từ một nguồn xuất bản đáng tin cậy. Bài viết không được chứa bất kỳ sự phân tích hoặc tổng hợp nào chưa được công bố từ các nội dung đã được công bố nhằm ủng hộ một quan điểm.

Cả ba quy định trên sẽ quyết định nội dung thuộc loại nào và chất lượng nào có thể được chấp nhận trong các bài viết Wikipedia. Chúng bổ sung cho nhau, và do đó không nên được hiểu một cách tách biệt nhau. Các nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho chúng không bị thay thế bởi bất kỳ quy định hay hướng dẫn nào khác, hoặc bởi sự đồng thuận của các biên tập viên. Các trang quy định trên có thể được sửa đổi chỉ nhằm mục đích giải thích và áp dụng các nguyên tắc này một cách tốt hơn.

Lịch sử

sửa
Liên quan: Wikipedia:Notability/Historical (tiếng Anh)
Video
  Jimmy Wales: The birth of Wikipedia, 2005 TED (hội nghị), 20 phút

Wikipedia tiếng Anh

sửa

Quy định "không đăng nghiên cứu chưa được công bố" (no original research, NOR) có nguồn gốc từ quy định "thái độ trung lập" (neutral point of view, NPOV) cùng vấn đề xử lý thông tin bị nhấn mạnh quá mứcthuyết cực đoan. Quy định cốt lõi và lâu đời nhất, NPOV, đóng vai trò tạo ra môi trường mà những biên tập viên với góc nhìn chia rẽ, xung đột hoặc thậm chí đối nghịch nhau cùng hợp tác để đóng góp cho sự ra đời của một bách khoa toàn thư. Nó dựa trên nguyên lý rằng người ta có thể khó đồng ý về việc cái gì là sự thật, nhưng sẽ dễ đồng ý đối với những gì mà họ cùng những người khác tin là sự thật. Vì vậy, Wikipedia không lấy "sự thật" làm tiêu chuẩn để đưa thông tin vào. Thay vào đó, Wikipedia nhắm đến những góc nhìn đa chiều và nổi bật về sự thật. Xuất hiện lần đầu vào tháng 2 năm 2001, quy định NPOV nhằm mục tiêu tạo ra một bách khoa toàn thư không thiên lệch.

Trong hai năm sau đó, một lượng xung đột đáng kể đã xảy ra trong các trang thảo luận bài viết với các cáo buộc biên tập viên vi phạm quy định NPOV, dẫn đến yêu cầu cấp thiết phải có quy định khác bổ trợ cho quy định mang tính nền tảng nêu trên. Cộng đồng Wikipedia đã phát triển khái niệm "kiểm chứng được" (verifiable, V) như là một hướng đi nhằm đảm bảo độ chính xác của bài viết bằng cách khuyến khích biên tập viên trích dẫn nguồn tham khảo; khái niệm trên đã được cụ thể hóa thành quy định vào tháng 8 năm 2003. Kiểm chứng được cũng được xem là cách nhằm đảm bảo mọi góc nhìn nổi bật đều có trong bài viết, dựa trên giả thiết rằng những quan điểm nổi bật nhất thì sẽ dễ có nguồn nhắc đến nhất. Độ nổi bật là yếu tố đặc biệt quan trọng vì quy định NPOV khuyến khích biên tập viên thêm nhiều góc nhìn khác nhau vào bài viết, nhưng không thừa nhận rằng mọi góc nhìn đó đều giống nhau. Mặc dù quy định NPOV cũng không tuyên bố rằng có một số quan điểm gần với sự thật hơn quan điểm khác, nhưng nó vẫn thừa nhận rằng có một số quan điểm thuộc về nhiều người hơn những quan điểm khác. Việc thể hiện quan điểm một cách chính xác do đó cũng có nghĩa là giải thích ai đang giữ quan điểm đó, và đó là quan điểm thuộc về đa số hay thiểu số.

Về sau, một điều không thể tránh khỏi đã xảy ra: biên tập viên phản đối quan điểm đa số thường sắp đặt những nguồn dẫn để lập luận rằng góc nhìn thiểu số đang thắng góc nhìn đa số—thậm chí thêm nguồn để chứng minh cho quan điểm của riêng mình. Do đó, quy định NOR được thiết lập vào năm 2003 để giải quyết việc trích dẫn nguồn một cách đáng ngờ. Nguyên tắc ban đầu của NOR là để tránh biên tập viên giới thiệu những thuyết cực đoan trong khoa học, nhất là vật lý—hoặc loại bỏ những quan điểm kiểm chứng được mà, dựa trên sự phán xét của họ, là sai.[1] Cộng đồng sớm nhận ra rằng quy định cũng nên được áp dụng đối với bất kỳ ai cố đưa góc nhìn của riêng họ vào bài viết, dẫn đến sự ra đời của các quy định con liên quan đến việc trình bày quan điểm một cách cân bằng, không thiên lệch.

Ở dạng sơ khai nhất, quy định này chỉ ra những dạng sửa đổi cần loại trừ như:

  • Giới thiệu thuyết hoặc phương pháp giải;
  • Giới thiệu ý tưởng gốc;
  • Định nghĩa thuật ngữ có sẵn theo những cách khác nhau; hoặc giới thiệu từ mới;

đồng thời thiết lập tiêu chí về những dạng sửa đổi có thể được thêm vào:

  • Thể hiện ý tưởng đã được bình duyệt và chấp nhận để xuất bản trong tạp chí; hoặc
  • Thể hiện ý tưởng đã được đưa tin nhiều lần một cách độc lập trên báo chí.

Wikipedia theo thời gian càng thu hút thêm một lượng lớn biên tập viên đa dạng, và những chủ đề khác như chính trị, tôn giáo và lịch sử cũng chịu ảnh hưởng lớn từ nghiên cứu chưa công bố. Yêu cầu cấp thiết là cần một phương hướng có hệ thống để định nghĩa "nghiên cứu chưa công bố" và hướng dẫn biên tập viên tránh xa điều đó.[2] Các nguyên lý "kiểm chứng được" và "không đăng nghiên cứu chưa được công bố" bị chồng chéo nhau, và cộng đồng đã đề xuất gộp hai quy định trên thành một (xem Wikipedia:Attribution) nhưng không nhận được sự đồng thuận.

Dòng thời gian

sửa

Wikipedia tiếng Việt

sửa

Cả ba quy định nói trên đều đã được chuẩn hóa trong giai đoạn sơ khai của Wikipedia tiếng Việt: "Thái độ trung lập" (TDTL) vào tháng 3 năm 2005, "Thông tin kiểm chứng được" (TTKCD) vào tháng 10 năm 2006, và "Không đăng nghiên cứu chưa được công bố" (NCCCB) vào tháng 4 năm 2008.

Xem thêm

sửa

Ghi chú và chú thích

sửa
  1. ^ Người đồng sáng lập Wikipedia, Jimmy Wales, đã mô tả quy định về nghiên cứu chưa công bố có nguồn gốc ban đầu "chủ yếu như một phương tiện thực tế để đối phó với những người vật lý kỳ quặc, tất nhiên là có một số người như vậy trên mạng. Khái niệm cơ bản như sau: chúng ta có thể khó để đưa ra bất kỳ phán đoán xác đáng nào về việc liệu một điều cụ thể có phải là "đúng" hay không. Cũng không thích hợp để chúng ta cố gắng xác định xem một lý thuyết vật lý mới lạ của ai đó có giá trị hay không, và chúng ta không thực sự sẵn sàng làm điều đó. Nhưng những gì chúng ta có thể làm là kiểm tra xem nó có thực sự đã được xuất bản trên các tạp chí uy tín hoặc bởi các nhà xuất bản có uy tín hay không. Vì vậy, khá thuận tiện để tránh đánh giá mức độ đáng tin cậy của mọi thứ bằng cách chỉ cần bám vào những gì đã được đánh giá là đáng tin cậy bởi những người đã có sự chuẩn bị tốt hơn để quyết định. Chính nguyên tắc đó cũng sẽ đúng đối với lịch sử, mặc dù tôi cho rằng có một số trường hợp được áp dụng khác và tinh tế hơn một chút." Wales, Jimmy. "Original research", 3 tháng 12 năm 2004.
  2. ^ Wales, Jimmy. "Original research", 6 tháng 12 năm 2004.

Góc nhìn bên ngoài

sửa

Các quy định cốt lõi của Wikipedia đã là chủ đề cho nhiều công trình khảo cứu cùng với một số xuất bản liên quan, bao gồm:

  • Henriette Roued-Cunliffe; Andrea Copeland (2017). Participatory Heritage. Facet Publishing. tr. 69–75. ISBN 978-1-78330-123-2.
  • Phoebe Ayers; Charles Matthews; Ben Yates (2008). How Wikipedia Works: And how You Can be a Part of it. No Starch Press. tr. 17. ISBN 978-1-59327-176-3.
  • Alec Fisher (2011). Critical Thinking: An Introduction. Cambridge University Press. tr. 200–215. ISBN 978-1-107-40198-3.
  • Dariusz Jemielniak (2014). Common Knowledge?: An Ethnography of Wikipedia. Stanford University Press. tr. 20. ISBN 978-0-8047-8944-8.
  • Rikke Frank Jorgensen (2013). Framing the Net. Edward Elgar Publishing. tr. 207. ISBN 978-1-78254-080-9.
  • June Jamrich Parsons; Dan Oja (2013). New Perspectives on Computer Concepts 2014: Comprehensive. Cengage Learning. tr. 290. ISBN 1-285-66342-X.
  • Thomas Leitch (2014). Wikipedia U: Knowledge, Authority, and Liberal Education in the Digital Age. Johns Hopkins University Press. tr. 38–45. ISBN 978-1-4214-1535-2.
  • Andrew Lih (2009). The Wikipedia Revolution: How a Bunch of Nobodies Created the World's Greatest Encyclopedia. Hachette Books. tr. 153. ISBN 978-1-4013-9585-8.
  • Nathaniel Tkacz (2014). Wikipedia and the Politics of Openness. University of Chicago Press - MIT Press. tr. 105. ISBN 978-0-226-19244-4.
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy