Bước tới nội dung

Node.js

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Node.js
Thiết kế bởiRyan Lienhart Dahl
Phát triển bởiNode.js Developers
Phiên bản ổn định
14.17.5 / 11 tháng 8 năm 2021 (2021-08-11)
Bản xem thử
16.6.2 / 11 tháng 8 năm 2021 (2021-08-11)
Kho mã nguồn
Viết bằngC++, JavaScript
Hệ điều hànhMac OS X, Linux, Solaris, FreeBSD, OpenBSD, Windows (các phiên bản cũ yêu cầu Cygwin), webOS
Thể loạiEvent-driven networking
Giấy phépMIT License
Websitenodejs.org
Trạng tháiĐang hoạt động

Node.js là một hệ thống phần mềm được thiết kế để viết các ứng dụng internet có khả năng mở rộng, đặc biệt là máy chủ web.[1] Chương trình được viết bằng JavaScript, sử dụng kỹ thuật điều khiển theo sự kiện, nhập/xuất không đồng bộ để tối thiểu tổng chi phí và tối đa khả năng mở rộng.[2] Node.js bao gồm có V8 JavaScript engine của Google, libUV, và vài thư viện khác.

Node.js được tạo bởi Ryan Dahl từ năm 2009, và phát triển dưới sự bảo trợ của Joyent.[3][4]

Mục tiêu ban đầu của Dahl là làm cho trang web có khả năng push như trong một số ứng dụng web như Gmail. Sau khi thử với vài ngôn ngữ Dahl chọn Javascript vì một API Nhập/Xuất không đầy đủ. Điều này cho phép anh có thể định nghĩa một quy ước Nhập/Xuất điểu khiển theo sự kiện, non-blocking.[5]

Vài môi trường tương tự được viết trong các ngôn ngữ khác bao gồm Twisted cho Python, Perl Object Environment cho Perl, libevent cho C và EventMachine cho Ruby. Khác với hầu hết các chương trình Javascript, Nodejs không chạy trên một trình duyệt mà chạy trên Server. Node.js sử dụng nhiều chi tiết kỹ thuật của CommonJS.[6] Nó cung cấp một môi trường REPL cho kiểm thử tương tác.

Node.js được InfoWorld bình chọn là "Công nghệ của năm" vào năm 2012.[7]

Đây là phiên bản hello world HTTP Server trên Node.js:

var http = require('http');

http.createServer(function (request, response) {
    response.writeHead(200, {'Content-Type': 'text/plain'});
    response.end('Hello World\n');
}).listen(80);

console.log('Server running at http://localhost:80/');

Đoạn mã sau là một máy chủ TCP hoạt động trên cổng 7000 và in ra chuỗi 'hello' trên mỗi kết nối:

var net = require('net');

net.createServer(function (stream) {
    stream.write('hello\r\n');

    stream.on('end', function () {
        stream.end('goodbye\r\n');
    });

    stream.pipe(stream);
}).listen(7000);

Cộng đồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng đồng phát triển Node.js chủ yếu tập trung ở hai nhóm google: nodejsnodejs-dev, một kênh IRC là #node.js trên mạng freenode. Có một hội thảo về Node.js là NodeConf được tổ chức thường niên.[8]

Hiện nay Node.js được sử dụng bởi nhiều công ty trong đó có Linkedin,[9][10] Microsoft,[11] Yahoo![12]Walmart.[13]

Các Framework nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • NPM - bộ quản lý đóng gói nổi bật của Node.js. Từ phiên bản Node.js 0.6.3, npm được cài tự động với Node.js.
  • YARN - Bộ quản lý đóng gói mã nguồn mở với hiệu năng cao.
  • JSAN, viết tắt của JavaScript Archive Network - một bộ quản lý gói khác ít dùng hơn.
  • Opa, một hướng tiếp cận khác cho lập trình ứng dụng web, có nhiều đặc trưng của Node.js

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Wait, What's Node.js Good for Again? Lưu trữ 2012-10-14 tại Wayback Machine, By Klint Finley, ngày 25 tháng 1 năm 2011, ReadWriteHack
  2. ^ Cade Metz (1 tháng 3 năm 2011). “The Node Ahead: JavaScript leaps from browser into future”. The Register.
  3. ^ Why Everyone Is Talking About Node, By Jolie O'Dell, ngày 10 tháng 3 năm 2011, Mashable
  4. ^ Alex Handy (ngày 24 tháng 6 năm 2011). “Node.js pushes JavaScript to the server-side”. SDTimes. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  5. ^ Hughes-Croucher, Tom; Wilson, Mike (2012). Up and Running with Node.js. Up and Running (ấn bản thứ 1). Sebastopol: O'Reilly. tr. vii. ISBN 978-1-4493-9858-3. I was concerned about the ability to program advanced push features into the website like I had seen in Gmail
    See the book's Foreword at OReilly.com
  6. ^ Implementations/node.js - CommonJS Spec Wiki
  7. ^ “Node.js Selected by InfoWorld for 2012 Technology of the Year Award”. MarketWatch. ngày 11 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  8. ^ NodeConf Schedule Announced Lưu trữ 2012-09-17 tại Wayback Machine, By Klint Finley, ngày 7 tháng 4 năm 2011, ReadWriteHack
  9. ^ “You'll never believe how LinkedIn built its new iPad app”. VentureBeat. ngày 2 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2012.
  10. ^ [1], LinkedIn's developer blog discusses their Node.js stack optimizations
  11. ^ “Here's why you should be happy that Microsoft is embracing Node.js”. The Guardian. ngày 9 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2012.
  12. ^ [2] Lưu trữ 2012-08-06 tại Wayback Machine, Yahoo! Developer Network announces Cocktails project using Node.js
  13. ^ “Why Walmart is using Node.js”. VentureBeat. ngày 24 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2012.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy