Bước tới nội dung

Bộ Tổng tư lệnh Quân lực (Đức Quốc xã)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ OKW)
Hiệu kỳ của Thống chế Chỉ huy trưởng Bộ Tổng tư lệnh Quân lực của Đức Quốc xã (1941–1945)

Bộ Tổng tư lệnh Quân lực (tiếng Đức: Oberkommando der Wehrmacht, tiếng Đức: [ˈoːbɐkɔˌmando deːɐ̯ ˈveːɐ̯ˌmaxt] , viết tắt OKW, tiếng Đức: [oːkaːˈveː] ), còn gọi là Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực,[1] về danh nghĩa là cơ quan chỉ đạo tối cao của Quân đội Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, thực hiện các chức năng của Bộ Tổng tham mưu trong việc điều phối các hoạt động tác chiến của các lực lượng Hải quân - Lục quân - Không quân.

Trên thực tế, OKW chỉ giữ một vai trò khá khiêm tốn là cơ quan giúp việc cho Tổng tư lệnh tối cao Các lực lượng vũ trang (Obersten Befehlshaber der Wehrmacht) trong việc xây dựng các kế hoạch tác chiến theo chỉ đạo, rất ít có ảnh hưởng trực tiếp đến các quân chủng, vốn có cơ quan chỉ huy và tham mưu riêng. Mãi đến khi chiến tranh mở rộng quy mô, OKW mới bắt đầu giành được quyền kiểm soát lớn hơn đối với Lục quân, đặc biệt là ở Mặt trận phía Tây. Kể từ năm 1942, đã có sự phân chia quyền lực về mặt địa lý giữa OKW và Bộ Tổng tư lệnh Lục quân (Oberkommando des Heeres - OKH), do Quốc trưởng Adolf Hitler, Tổng tư lệnh Quân lực, kiêm Tổng tư lệnh Lục quân. Trong khi các hoạt động chỉ đạo tác chiến của OKH ngày càng tập trung vào Mặt trận phía Đông, OKW ngày càng có nhiều quyền lực hơn để chỉ đạo các hoạt động tác chiến ở Mặt trận phía Tây, mở rộng cả ở Châu Phi và sau đó là ở Ý.

Chỉ huy trưởng của Bộ Tổng tư lệnh Quân lực (Chef des OKW), tương đương với chức vụ Tổng tham mưu trưởng, là Wilhelm Keitel (Thượng tướng pháo binh 1/8/1937, Đại tướng 1/11/1938, Thống chế 19/7/1940). Ông là người đầu tiên và duy nhất giữ chức vụ này trong suốt thời gian tồn tại của nó (4/2/1938 - 8/5/1945), dù cho có nhiều bất đồng với Tổng tư lệnh tối cao Adolf Hitler.

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Thế chiến thứ nhất, cơ quan lãnh đạo quân sự của thế chế Cộng hòa Weimar là Bộ Phòng vệ Đế chế (Reichswehrministerium - RWM), thay thế cho các bộ chiến tranh riêng rẽ của Phổ, Bayern, SachsenWürttemberg. Ngoài ra, quyền chỉ huy tác chiến thuộc về các chỉ huy trưởng của Bộ chỉ huy Lục quân (Heeresleitung) hoặc Bộ chỉ huy Hải quân (Marineleitung). Bộ Tổng tham mưu Đế chế bị giải thể, thay vào đó, một cơ quan "hiền lành" hơn được tạo ra để đảm nhận chức năng tham mưu, gọi là Văn phòng Quân đội (Truppenamt).

OKW thành lập ngày 4 tháng 2 năm 1938 sau sự kiện Blomberg-Fritsch. Thống chế Werner von Blomberg bị tước quyền và Bộ chiến tranh Đế quốc Đức bị hủy bỏ. OKW thay thế Bộ chiến tranh. Sự thành lập OKW được xem như một trong những mưu tính của Adolf Hitler trong kế hoạch tạo dựng vây cánh và bành trướng quyền lực của mình. Hitler lên chức Quốc trưởng (Führer) và đảm nhận luôn chức Thủ tướng Đế chế (Reich Chancellor), kiêm nhiệm chức vụ Tổng tư lệnh Tối cao (Oberbefehlshaber) của Wehrmacht.

Cơ cấu chỉ huy

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng tư lệnh Tối cao (Oberbefehlshaber - OB)

Chỉ huy trưởng (Chef des OKW)

Cơ quan giúp việc

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Tổng tư lệnh Quân lực có 6 cơ quan giúp việc cấp Tổng cục, bao gồm:

  • Tổng cục Chỉ đạo Tác chiến (Wehrmachtführungsamt - WFA, từ 1940 đổi thành Wehrmachtführungsstab - WFSt)

Trưởng ban

  • Đại tá Alfred Jodl (1938-1945) (Thiếu tướng 1939, Thượng tướng Pháo binh 1940, Đại tướng 1944)

Phó ban

Cơ quan liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Tổng tư lệnh Lục quân (OKH)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng tư lệnh Lục quân

Tham mưu trưởng Lục quân

Bộ Tổng tư lệnh Không quân (OKL)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng tư lệnh Không quân

Phó Tư lệnh kiêm Tổng Thanh tra

Tham mưu trưởng Không quân

Bộ Tổng tư lệnh Hải quân (OKM)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng tư lệnh Hải quân

Tham mưu trưởng Hải quân

  • Chuẩn đô đốc Otto Groos (1931-1934) (Phó đô đốc 1934)
  • Đại tá Hải quân Günther Guse (1934-1938) (Chuẩn đô đốc 1935, Phó đô đốc 1937)
  • Chuẩn đô đốc Otto Schniewind (1938-1941) (Phó đô đốc, Đô đốc 1940)
  • Phó đô đốc Kurt Fricke (1941-1943) (Đô đốc 1942)
  • Phó đô đốc Wilhelm Meisel (1943-1945) (Đô đốc 1944)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Shirer, William L. (2018). Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Đế Chế Thứ Ba - Lịch Sử Đức Quốc Xã. Diệp Minh Tâm dịch. Nhà Xuất Bản Thông Tin Và Truyền Thông. tr. 92. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)


pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy