Bước tới nội dung

Steam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Steam (phần mềm))
Steam
Phát triển bởiValve
Phát hành lần đầuWindows: 12 tháng 9 năm 2003 (2003-09-12)[1]
Mac OS X: 12 tháng 5 năm 2010 (2010-05-12)
Linux: 14 tháng 2 năm 2013 (2013-02-14)
Mobile: 26 tháng 1 năm 2012 (2012-01-26)
Phiên bản ổn địnhAPI: v020
Package: 1573019481 (6 tháng 11 năm 2019; 5 năm trước (2019-11-06)) [±]
Viết bằngC++[2]
Objective-C (iOS)
Nền tảngPhiên bản khách hàng trên máy tính:
Microsoft Windows
macOS[3]
Linux[4]
Phiên bản khách hàng giới hạn:
PlayStation 3[5]
iOS
Android
Phiên bản khách hàng Steam Machine:
SteamOS[6]
Ngôn ngữ có sẵn28 ngôn ngữ[7]
Thể loạiPhân phối trực tuyến
Quản lý quyền lợi kỹ thuật số
Mạng xã hội
Dịch vụ stream video
Giấy phépPhần mềm sở hữu độc quyền
WebsiteWebsite chính thức Sửa đổi này tại Wikidata

Steam là một nền tảng phân phối trực tuyến, quản lý bản quyền kỹ thuật số, trò chơi điện tử nhiều người chơi, và dịch vụ giao tiếp xã hội trên nền internet phát triển bởi Valve Corporation. Steam cung cấp cho người dùng khả năng cài đặt và tự động cập nhật các trò chơi trên nhiều máy tính khác nhau, và các tính năng cộng đồng như là danh sách bạn bè và hội nhóm, lưu trữ đám mây, và chức năng trò chuyện và đàm thoại trong lúc chơi trò chơi. Phần mềm này cung cấp sẵn một giao diện lập trình ứng dụng (API) miễn phí gọi là Steamworks, với nó các nhà phát triển có thể sử dụng để tích hợp nhiều chức năng của Steam vào sản phẩm của họ, bao gồm giao tiếp xã hội và bắt cặp ván đấu, thành tích trong trò chơi, giao dịch mua bán, và các hỗ trợ cho các nội dung do người dùng tạo ra thông qua Steam Workshop.

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]
Dòng thời gian của sự kiện
2002Thông báo và phát hành beta
2003Phát hành chính thức
2004
2005Quan hệ đối tác với nhà xuất bản đầu tiên
2006
2007Steam Community ra mắt
2008Steamworks phát hành
Matchmaking phát hành
2009Steam Cloud
2010Mac OS X client phát hành
Máy chủ Dịch thuật mở cửa
2011Steam Workshop ra mắt
2012Ứng dụng di động Steam được phát hành
Ra mắt Steam cho trường học
Steam Greenlight ra mắt
Big Picture Mode ra mắt
Productivity software added to catalog
2013Linux client ra mắt
Family Sharing ra mắt
2014In-Home Streaming launched
Steam Music launched
Discovery 1.0 update
2015Broadcast streaming launched
Steam Hardware/SteamOS
Steam Machines released
Movies/TV purchases/renting added to library
2016SteamVR launched
Discovery 2.0 update launched
2017Steam Direct được phát hành.
2018Steam.tv launched
2019Remote Play launched
Steam Labs launched
Remote Play Together launched
2020Steam Cloud Play launched

Đầu những năm 2000, Valve lúc này đang tìm cách để cập nhật trò chơi của họ, [8]do việc tải xuống các bản vá cho các trò chơi điện tử nhiều người chơi dẫn đến phần lớn người chơi bị mất kết nối trong vài ngày cho đến khi đã cài đặt bản vá. Họ quyết định tạo ra một nền tảng giúp cập nhật trò chơi tự động và hỗ trợ các phưong thức chống gian lận (anti-cheat) và vi phạm bản quyền (anti-privacy). Valve đã liên hệ với một vài công ty, bao gồm Microsoft, Yahoo!, và Realnetwork để xây dựng những tính năng trên nhưng bị từ chối.[9]

Valve bắt đầu phát triển nền tảng của mình vào năm 2002, với mã là "Grid" và "Gazelle". Nền tảng Steam được công bố rộng rã tại Hội nghị các nhà phát triển trò chơi (Game Developers Conference) vào 22/03/2002, và ra mắt bản thử nghiệm (beta testing) vào cùng ngày. Trước khi Steam được thực hiện, Valve đã có một hợp đồng phát hành với Sierra Studios; phiên bản năm 2001 của bản hợp đồng cho phép Valve quyền phát hành trò chơi của Sierra Studios. [10] Valve đã đưa Sierra và chủ sở hữu Vivendi Games ra tòa vào năm 2002 vì cáo buộc vi phạm hợp đồng. Sierra phản kiện, khẳng định Valve đã tìm cách phá hoại hợp đồng bằng cách bán các trò chơi của họ trên nền tảng kỹ thuật số, cạch tranh trực tiếp với Sierra.

Steam được chính thức phát hành vào ngày 12 tháng 9 năm 2003 sau bản beta thành công của nó. Việc sử dụng Steam cho mọi game của Valve (công ty) là không cần thiết nhưng nó khá hữu ích khi chơi Counter-Strike vì chế độ multiplayer của tựa game này. Nhưng khi Half-Life 2 được phát hành vào 2004 thì Vavle bắt buộc mọi Game thủ phải tải và cài đặt Steam thì mới chơi được Half-Life 2. Và điều đó là bắt buộc cho mọi Trò chơi điện tử khác của Valve. Cho đến năm 2005, Valve bắt đầu hợp tác với những studio khác và phát hành những game của họ thông qua Steam. Năm 2007, Valve đã thuyết phục được những nhà phát hành game lớn như Activision, Capcom bán những tựa game của họ qua Steam. Năm 2008 Steam được thêm tính năng cho phép cập nhật những bản patch cho game.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Steam Client Released”. Valve Corporation. ngày 12 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2011.
  2. ^ “Welcome To Steamworks”. Valve. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ “Valve to Deliver Steam & Source on the Mac”. Valve Corporation. ngày 8 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2010.
  4. ^ “News – Steam for Linux Now Available”.
  5. ^ “Portal 2 PS3, Steam cross-platform play”. Eurogamer. ngày 18 tháng 1 năm 2011.
  6. ^ Schreier, Jason (ngày 23 tháng 9 năm 2013). “Valve Announces Steam OS”. Kotaku. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2013.
  7. ^ “Steam Translation Server – Welcome”. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ Sayer, Matt; published, Tyler Wilde (12 tháng 9 năm 2022). “The 19-year evolution of Steam”. PC Gamer (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2024.
  9. ^ Contributor, James Lee (30 tháng 4 năm 2008). “The Last of the Independents?”. GamesIndustry.biz (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2024.
  10. ^ “Valve vs. Vivendi Universal dogfight heats up in US District Court”. GameSpot (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2024.
  11. ^ “Lịch sử và phát triển Steam”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy