Content-Length: 148049 | pFad | http://vi.wikipedia.org/wiki/An_ninh_l%C6%B0%C6%A1ng_th%E1%BB%B1c

An ninh lương thực – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

An ninh lương thực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Những nước thiếu lương thực 'trầm trọng' (2010)[1]

An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu.[2] Theo định nghĩa của FAO thì An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.[3][4]

Việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia được nhiều nước đặt lên vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự và hành động của quốc gia mình đặc biệt là việc ưu tiên phát triển nông nghiệp.[5][6][7] Trong thời đại ngày nay, vấn đề an ninh lương thực còn là vấn đề toàn cầu[3] và là mối quan tâm chung của toàn nhân loại với sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,gia tăng dân sốĐại dịch Covid-19

Theo cách hiểu của thế giới qua nhiều lần bổ sung, phát triển thì có một số cách hiểu như:

  • An ninh lương thực là lúc nào cũng có đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản của thế giới để đảm bảo việc tiêu dùng lương thực, thực phẩm ngày một nhiều hơn và để bù đắp được những biến động trong sản xuấtgiá cả, theo đó,an ninh lương thực không chỉ là vấn đề sản xuất mà bao gồm cả vấn đề chất lượng thực phẩm, giá cả.[3]
  • Đảm bảo tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần
  • Tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được với đủ lương thực, thực phẩm để đảm bảo một cuộc sống khoẻ mạnh và năng động
  • An ninh lương thực ở các cấp độ cá nhân, hộ gia đình, khu vực và toàn cầu khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, để đáp ứng nhu cầu bữa ănsở thích đối với thức ăn, nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh.
  • An ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý, xã hội và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh.
  • An ninh lương thực còn hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là an ninh lương thực của đất nước phải chuyển dịch từ khả năng chỉ có lúa gạo sang các vấn đề toàn diện hơn là an ninh và cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cũng như khả năng cung ứng các nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.[8]

Tiêu chí

[sửa | sửa mã nguồn]
Một số loại thực phẩm thiết yếu bảo đảm an ninh lương thực
Các sản phẩm từ cây lương thực

Theo định nghĩa như trên thì có các tiêu chí để xét đến an ninh lương thực gồm:

Sự sẵn có lương thực: là đảm bảo có đủ khối lượng dự trữ lương thực ở một mức độ chất lượng phù hợp từ các nguồn sản xuất hoặc đầu vào khác ở trong nước hay nguồn thực phẩm dồi dào từ tự nhiên.

Tiếp cận lương thực: là khả năng của các cá nhân tiếp cận được với nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác để có được một lượng lương thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng. Ở cấp độ quốc gia, tiếp cận đối với lương thực được tính dựa trên mức giá của lương thực nhập khẩu và tỷ lệ nguồn chi cho lương thực nhập khẩu so với nguồn thu được từ xuất khẩu lương thực.

Ổn định lương thực: một quốc gia, dân tộc hoặc một hộ gia đình hoặc một cá nhân lúc nào cũng phải tiếp cận được với nguồn lương thực phù hợp. Không gặp phải rủi ro không tiếp cận được với lương thực do các cú sốc bất thường (như khủng hoảng khí hậu hoặc kinh tế) hoặc các hiện tượng chu kỳ (như mất an ninh lương thực theo mùa). Các yếu tố mới tác động đến độ ổn định của nguồn cung lương thực gồm:

  • Môi trường tự nhiên: Đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, hệ sinh thái.... đặc biệt là nguồn nước.[9]
  • Thay đổi khí hậu và các biến động hàng năm và các tác động không thuận đối với ổn định sản lượng và tăng khả năng mất an ninh lương thực. Theo dự báo của Ủy ban liên chính phủ Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (IPCC), số lượng cá rạn san hô, cần thiết cho thực phẩm của người dân, có thể giảm xuống 20% ​​vào năm 2050 do biến đổi khí hậu.[10]
  • Tình trạng suy thoái ở mức độ báo động về môi trường ví dụ như ô nhiễm môi trường cũng như là tính tự túc của hệ thống sinh thái và nông-sinh thái toàn cầu, mất cân bằng sinh thái.
  • Tác động của cải cách thương mại đối với giá cả và sản lượng (có thể do thay đổi mùa vụ), đặc biệt là tác động tiêu cực đến an ninh lương thực ở nông thôn nếu như điều này làm giảm giá cả thực tế theo hướng bất lợi cho nông dân trong nước.[11][12]

Tiêu dùng lương thực: tiêu dùng lương thực thông qua các chế độ ăn uống hợp lý, nước sạch, đảm bảo vệ sinh và y tế để đảm bảo dinh dưỡng khi tất cả các nhu cầu tâm sinh lý được đáp ứng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Maplecrof.com”. Maplecroft.com. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ "Chìa khóa" để đảm bảo an ninh lương thực”. Thanh Niên Online. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ a b c “.: VGP News:. An ninh lương thực: Không chỉ là số lượng BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ “Đổi cách tiếp cận về an ninh lương thực?”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2014. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “Ấn Độ thảo luận về dự luật an ninh lương thực”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 15 tháng 8 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2013. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ “Mở cửa an ninh lương thực”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ “Chương trình an ninh lương thực Ấn Độ đối mặt với nhiều hoài nghi”. VOA. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  8. ^ “GS.TS Vũ Văn Hiền: Vấn đề hôm nay”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2014. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ “Bảo vệ nguồn nước góp phần bảo đảm an ninh lương thực”. Hội Nông dân Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2014. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  10. ^ “Khí hậu đe dọa an ninh lương thực quần đảo Thái Bình Dương”. Báo điện tử Dân Trí. 25 tháng 7 năm 2013. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  11. ^ “An ninh lương thực "bài toán" thách thức Việt Nam phát triển bền vững Chuyện đấu thầu vàng”. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ “Lai Châu và Lào Cai sụt giảm về an ninh lương thực”. Quân đội Nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2013. Truy cập 4 tháng 6 năm 2014.








ApplySandwichStrip

pFad - (p)hone/(F)rame/(a)nonymizer/(d)eclutterfier!      Saves Data!


--- a PPN by Garber Painting Akron. With Image Size Reduction included!

Fetched URL: http://vi.wikipedia.org/wiki/An_ninh_l%C6%B0%C6%A1ng_th%E1%BB%B1c

Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy