Content-Length: 98683 | pFad | http://vi.wikipedia.org/wiki/Madhvacharya

Madhvacharya – Wikipedia tiếng Việt Bước tới nội dung

Madhvacharya

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Madhvacharya
ಮಧ್ವಾಚಾರ್ಯರು
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1238
Nơi sinh
Pajaka
Mất1317
Giới tínhnam
Nghề nghiệpnhà triết học, nhà thơ
Tôn giáoẤn Độ giáo
Quốc tịchVương triều Hoysala

Shri Madhvacharya (tiếng Kannada: ಶ್ರೀ ಮಧ್ವಾಚಾರ್ಯರು, 1238-1317) là người khởi xướng học thuyết Tattvavāda (Triết lý thật sự), được biết đến như là Dvaita hay là trường phái nhị nguyên (dualism) của triết học Ấn Độ. Nó là một trong ba trường phái có ảnh hưởng lớn nhất của triết lý Vedanta. Madhva là một trong những triết gia quan trọng trong suốt phong trào Bhakti. Ông là người tiên phong trong nhiều cách thức, đi ngược lại truyền thống đương thời. Madhvacharya được những người ủng hộ cho là hóa thân thứ ba của Vayu, còn được biết đến như là Mukhyaprana, sau HanumanBhima.

Acharya Madhva được sinh ra vào ngày Vijayadashami năm 1238 tại Pajaka, một làng nhỏ gần Udupi, cha là Nadilliya Narayana Bhatta và mẹ là Vedavati. Họ đặt tên ông là Vasudeva.

Khi còn là một đứa trẻ, Vasudeva đã biểu lộ tài năng nắm bắt những vấn đề về tâm linh. Cậu bị thu hút vào con đường tu hành và vào năm 11 tuổi, cậu theo gia nhập một dòng tu của Achyuta-prajna, một nhà khổ hạnh nổi tiếng vào thời gian đó, gần Udupi, vào năm Saumya (1249). Người khai tâm cậu Acyuta-prajna đặt pháp danh cho Vasudeva là 'Purnaprajna' vào thời gian nhập vào sanyasa.

Một tháng sau đó, cậu bé Purnaprajna được kể là đã tranh luận thắng một nhóm chuyên gia về Tarka(logic) dẫn đầu bởi Vasudeva-pandita. Vui mừng trước tài năng của cậu, Achyuta Prajna đã phong cho cậu đứng đầu phái Vedanta và ban tặng cậu danh hiệu Anandatirtha.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]








ApplySandwichStrip

pFad - (p)hone/(F)rame/(a)nonymizer/(d)eclutterfier!      Saves Data!


--- a PPN by Garber Painting Akron. With Image Size Reduction included!

Fetched URL: http://vi.wikipedia.org/wiki/Madhvacharya

Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy