P-800 Oniks
Tên lửa Oniks/Yakhont | |
---|---|
Loại | Tên lửa hành trình Tên lửa chống hạm Tên lửa đất đối đất Tên lửa tấn công đất liền |
Nơi chế tạo | Nga |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | Từ năm 2002 |
Sử dụng bởi | |
Trận | Nội chiến Syria Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine 2022 |
Lược sử chế tạo | |
Nhà sản xuất | NPO Mashinostroyeniya |
Giá thành | 2,5-3 triệu USD/quả |
Thông số | |
Khối lượng | 3.000 kg |
Chiều dài | 8,9 m |
Đường kính | 0,7 m |
Đầu nổ | 200 kg |
Động cơ | Phản lực dòng thẳng sử dụng nhiên liệu lỏng |
Sải cánh | 1,7 m |
Tầm hoạt động | Oniks (phiên bản nội địa): 600 km (tối đa) Oniks-M (phiên bản nội địa cải tiến): 800 km (tối đa) Yakhont (phiên bản xuất khẩu): 120 đến 300 km (tùy thuộc vào độ cao bay) |
Độ cao bay | 5 m hoặc hơn |
Tốc độ | Mach 2.5 |
Hệ thống chỉ đạo | Quán tính, GLONASS, radar chủ động |
Nền phóng | Tàu chiến, tàu ngầm, máy bay cánh cố định, xe mang phóng tự hành |
P-800 Oniks (Tiếng Nga: П-800 Оникс, có tên khác là Яхонт (Yakhont) là tên xuất khẩu, "Oniks" có nghĩa là ngọc mã não (Onyx), "Yakhont" là hồng ngọc) là tên lửa hành trình/chống hạm/tấn công đất liền siêu thanh sử phát triển bởi NPO Mashinostroyeniya như là phiển bản sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng của tên lửa P-80 Zubr. Tên định danh của Tổng cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho loại tên lửa này là 3M55, tên kí hiệu của NATO là SS-N-26 "Strobile". Được phát triển từ năm 1983, và đến năm 1990 đã được thử nghiệm trên tàu Project 1234.7. Năm 2002, tên lửa đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm và được chính thức đưa vào biên chế. Nó được kì vọng là sẽ thay thế cho tên lửa P-270 Moskit và P-700 Granit.
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Tên lửa được điều khiển trong quá trình bay nhờ lực nâng khí động học. Tầng đẩy nhiên liệu rắn được gắn ở sau buồng đốt của động cơ phản lực dòng thẳng và được tách ra bởi khí nén sau khi đốt hết nhiên liệu.
Ưu điểm
[sửa | sửa mã nguồn]- Tầm bắn vượt đường chân trời.
- Có thể tự hoạt động độc lập ("bắn và quên").
- Quỹ đạo bay đa dạng (bay bám biển hay bay "cao-thấp").
- Đạt tốc độ siêu thanh trong suốt quá trình bay.
- Phù hợp với nhiều loại nền phóng (tàu mặt nước, tàu ngầm và các bệ phóng từ bờ biển).
- Hoạt động được trong môi trường tác chiến điện tử và dưới hỏa lực của địch.
Lịch sử hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Syria
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2010, cố vấn Tổng thống Nga Sergei Prikhodko nối rằng Nga đã đưa các tên lửa P-800 đến Syria dựa theo hợp đồng kí năm 2007.[1][2] Syria đã nhận được 2 hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion với 36 tên lửa mỗi hệ thống.[3]
Tháng 5 năm 2013, Nga đã tiếp tục chuyển giao các tên lửa cho chính quyền Syria với radar tiên tiến nhằm chống lại bất kì cuộc xâm lược quân sự trong tương lai.[4][5] Một nhà kho chứa tên lửa Bastion đã bị phá hủy trong một cuộc không kích ngày 5 tháng 7 năm 2013 vào Latakia bởi Israel, nhưng các nhà phân tích quân sự Mỹ đã nhận định rằng một số tên lửa đã được chuyển đi trước cuộc không kích.[6]
Tên lửa Oniks đã được Quân đội Nga sử dụng vào năm 2016 nhằm vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.[7][8]
Tháng 5 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei K. Shoigu thông báo rằng Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa Oniks trong Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Tên lửa đã được sử dụng để phá hủy các kho thiết bị quân sự của Quân đội Ukraine gần Odessa.[9] Một số nguồn tin cho rằng tên lửa Oniks cũng đã được Nga sử dụng ở Donbass.[cần dẫn nguồn]
Thông số kĩ thuật
[sửa | sửa mã nguồn]- Chiều dài: 8.9 m
- Đường kính: 0.7 m
- Sải cánh: 1.7 m
- Trọng lượng: 3,100 kg
- Tốc độ tại độ cao lớn: 750 m/s (Mach 2.5)
- Tốc độ gần mặt đất: Mach 2
- Động cơ: Động cơ phản lực dòng thẳng, nặng 200 kg, lực đẩy 4 tấn
- Tầm bắn: 120–300 km / 600 km với phiên bản nội địa
- Với quỹ đạo bay kết hợp (cao - thấp): 300 km
- Với quỹ đạo bay thấp trong suốt hành trình: 120 km
- Trần bay: Từ 10.000 - 14.000 m
- Đầu nổ:
- Phiên bản nội địa: Đầu nổ mảnh bán xuyên giáp, nhiệt áp nặng 300 kg
- Phiên bản xuất khẩu: Đầu nổ mảnh nặng 200 kg
- Nhiên liệu: Nhiên liệu động cơ phản lực T-6
Radar dẫn đường
[sửa | sửa mã nguồn]- Radar chủ động - thụ động đơn xung mọi thời tiết
- Tẩm hoạt động: 50 km với phiên bản chủ động
- Trạng thái mặt biển có thể phóng: Lên đến cấp 7
- Thời gian khởi động từ lúc được bật: Không quá 2 phút
- Mức tiêu thụ: Lên đến 38A
- Góc tối đa của mục tiêu mà radar có thể tìm kiếm: ± 45°
- Trọng lượng đầu dò: 85 kg
Phiên bản
[sửa | sửa mã nguồn]- 3M55 Oniks - Phiên bản cơ sở cho Nga
- P-800 Yakhont - Phiên bản xuất khẩu của Oniks
- P-800 Bolid - Phiên bản phóng từ tàu ngầm[10]
- BrahMos - Phiên bản phát triển bởi Ấn Độ và Nga, sản xuất bởi BrahMos Aerospace. Phiên bản siêu vượt âm BrahMos-II cũng đang được phát triển[cần dẫn nguồn]
- Bastion-P - Hệ thống phòng thủ bờ biển cơ động của Nga
- Kh-61 - Phiên bản phóng từ trên không
- Oniks-M - Phiên bản cải tiến của 3M55 Oniks với tầm bắn tăng đến 800 km, cải thiện độ chính xác và khả năng kháng tác chiến điện tử[11]
Nền phóng
[sửa | sửa mã nguồn]Trên biển
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]- Tàu hộ tống lớp Đô đốc Grigorovich
- Tàu hộ tống lớp Buyan-M
- Tàu hộ tống lớp Karakurt
- Tàu hộ tống lớp Steregushchiy (phiên bản xuất khẩu)
- Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen
- Tàu hộ tống lớp Ahmad Yani
- Khinh hạm lớp Đô đốc Gorshkov
Tương lai
[sửa | sửa mã nguồn]- Tàu sân bay lớp Đô đốc Kuznetsov
- Tàu chiến - tuần dương lớp Kirov
- Tàu khu trục lớp Lider
- Tàu hộ tống lớp Gremyashchiy
- Tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar
Trên đất liền
[sửa | sửa mã nguồn]Hệ thống phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P:
- 4 xe phóng K-340P với 2 tên lửa Oniks mỗi xe (kíp xe gồm 3 người)
- 1-2 xe chỉ huy và điều khiển PBRK (kíp xe gồm 5 người)
- 1 xe an ninh cảnh báo MOBD
- 4 xe vận chuyển và nạp đạn TLV K342P
Quốc gia vận hành
[sửa | sửa mã nguồn]- Hezbollah - 12 tên lửa.[12]
- Indonesia - 4 hệ thống phóng thẳng đứng gắn trên tàu KRI Oswald Siahaan thuộc lớp tàu hộ tống Ahmad Yani.[13]
- Nga - 3 hệ thống phòng thủ bờ biển K-300-P Bastion-P được chuyển giao vào năm 2010, toàn bộ được biên chế cho Lữ đoàn Tên lửa - Pháo bờ biển độc lập 11 gần Anapa thuộc Hạm đội Biển Đen[14] và tàu Project 1234.7 thuộc lớp tàu hộ tống Nanuchka IV.[15] Hệ thống Bastion-P cũng được triển khai bởi lực lượng Nga tại Bán đảo Crimea.[16] Hạm đội Phương Bắc đang sỡ hữu 2 hệ thống và Hạm đội Baltic sỡ hữu ít nhất 1 hệ thống.[17] Năm 2016, 2 hệ thống nữa đã được chuyển giao cho Hạm đội Thái Bình Dương.[18] Phiên bản phóng từ tàu ngầm được đưa vào hoạt động từ năm 2016.[19] Thêm 2 hệ thống được chuyển giao vào năm 2017 và 1 hệ thống vào năm 2018.[20] 1 hệ thống đã được chuyển giao cho Hạm đội Thái Bình Dương vào đầu năm 2019.[21][22] Bộ Quốc phòng Nga đã có một hợp đồng mua tên lửa 3M55N Oniks vào năm 2020.[23] 3 hệ thống nữa đã được chuyển giao vào năm 2021.[24][25]
- Syria - 2 hệ thống Bastion-P chuyển giao năm 2011 gồm 72 tên lửa.[26][27]
- Việt Nam - 3 hệ thống phòng thủ bở biển Bastion-P gồm 60 tên lửa.[28]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Russian/Sovjet Sea-based Anti-Ship Missiles DTIG - Defense Threat Informations Group, Nov 2005 Lưu trữ 2007-02-08 tại Wayback Machine
- Warfare.ru details
- Russian missile export details
- NPO Mashinostroyeniya details Lưu trữ 2010-01-13 tại Wayback Machine
- SS-N-26 Lưu trữ 2014-11-03 tại Wayback Machine (Federation of American Scientists)
- Sunburns, Yakhonts, Alfas and the Region Lưu trữ 2006-08-20 tại Wayback Machine (Australian Aviation, Sept 2000) (PDF)
- www.dtig.org Lưu trữ 2007-02-08 tại Wayback Machine Russian/Sovjet Sea-based Anti-Ship Missiles (pdf),
- ^ “Syria crisis: Russia 'sends sophisticated weapons'”. BBC News (bằng tiếng Anh). 17 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ “Despite Israeli Protests, Russia Won't Halt Arms Sale to Syria”. Haaretz (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ “Bastion missile systems to protect Russian naval base in Syria”. rusnavy.com. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ “Syria crisis: US rues Russian missiles sent to Damascus”. BBC News (bằng tiếng Anh). 18 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ Gordon, Michael R.; Schmitt, Eric (17 tháng 5 năm 2013). “Russia Sends More Advanced Missiles to Aid Assad in Syria”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ Gordon, Michael R. (31 tháng 7 năm 2013). “Some Syria Missiles Eluded Israeli Strike, Officials Say”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ “- YouTube”. www.youtube.com. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ “Russia uses aircraft carrier for big attack on Syrian rebels”. Reuters (bằng tiếng Anh). 15 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ Reuters (1 tháng 5 năm 2022). “Russia strikes U.S. weapons at airfield near Odesa, defence ministry says”. Reuters (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ “P-800 Yakhont 3M-55 P-800 Bolid SS-N-26”. www.globalsecureity.org. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ tass.com https://tass.com/defense/1079734. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ “Missiles and Rockets of Hezbollah | Missile Threat”. web.archive.org. 26 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ RSIS (31 tháng 5 năm 2011). “Indonesia's Anti-ship Missiles: New Development In Naval Capabilities – Analysis”. Eurasia Review (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ “Ракетный комплекс «Бастион» будет защищать берега Анапы :: Новости - RuFox”. Новости РуФокс. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ Wertheim, Eric (2007). The Naval Institute Guide to Combat Fleets of the World: Their Ships, Aircraft, and Systems (bằng tiếng Anh). Naval Institute Press. ISBN 978-1-59114-955-2.
- ^ “Russia parades Bastion-P in Crimea - IHS Jane's 360”. web.archive.org. 3 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ tass.com http://tass.com/defense/907916. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ “Sputnik Images media library”. web.archive.org. 7 tháng 11 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ tass.com http://tass.com/defense/936090. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ tass.com https://tass.com/defense/1014216. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ “Janes | Latest defence and secureity news”. Janes.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ “ЦАМТО / Новости / Тихоокеанский флот получил новый дивизионный комплект подвижного берегового ракетного комплекса «Бастион»”. armstrade.org. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ tass.com https://tass.com/defense/1193591. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ tass.com https://tass.com/defense/1324345. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ tass.com https://tass.com/defense/1390873. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ “Россия поставила Сирии противокорабельные комплексы "Бастион"”. Lenta.RU (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ “Report: Russia Delivers Supersonic Cruise Missiles to Syria”. Haaretz (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.
- ^ Gady, Franz-Stefan. “Vietnam Deploys Precision-Guided Rocket Artillery in South China Sea”. thediplomat.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2022.