Jump to content

Chính sách dành cho Giám sát viên

From Meta, a Wikimedia project coordination wiki
This page is a translated version of the page Oversight policy and the translation is 100% complete.

Giám sát (oversight) hay hủy bỏ (suppression) ám chỉ việc ẩn hoàn toàn các phiên bản, tóm lược sửa đổi, tên người dùng hay các mục nhật trình khỏi công chúng. Khả năng này hiện dành cho những giám sát viên, tiếp viên và những người dùng thuộc nhóm thành viên toàn cục nhân viên. Dữ liệu bị triệt bỏ chỉ có thể được xem hay phục hồi bởi những nhóm thành viên này, với ngoại lệ là Thanh tra viên — những người có thể xem dữ liệu đã triệt bỏ (nhưng không thể phục hồi nó).

Cả hai từ "giám sát" và "triệt bỏ" thường được dùng luân phiên. Từ "giám sát" có nguồn gốc từ phần mở rộng MediaWiki Oversight, do bất tiện nên đã được thay thế bằng một tính năng quan trọng của MediaWiki là RevisionDelete (xóa phiên bản).

Giới thiệu

Ban đầu, một phần mở rộng MediaWiki gọi là Oversight được dùng để ẩn các dữ liệu không cho bất cứ ai xem (kể cả bảo quản viên); chỉ những người dùng có quyền 'oversight' mới có thể xem những nội dung đã bị ẩn theo cách này. Vì nó đòi hỏi truy cập vào cơ sở dữ liệu để hoàn tác vụ, một hệ thống mới có tên là RevisionDelete đã được giới thiệu như là một phần có sẵn trong MediaWiki từ phiên bản 1.16 để thay thế Oversight.

RevisionDelete cho phép phục hồi những sửa đổi và mục nhật trình đã bị triệt bỏ mà không cần truy vấn trực tiếp vào cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, nó giúp xác định rõ ràng trong lịch sử trang những sửa đổi gì đã bị triệt bỏ. Năm 2014, sau quá trình chuyển đổi các tác vụ giám sát cũ thành tác vụ triệt bỏ, phần mở rộng Oversight đã bị vô hiệu hóa trong tất cả wiki của Wikimedia, trừ Wikipedia tiếng Anh.

Với tính năng RevisionDelete của MediaWiki, các phiên bản nội dung, tóm lược sửa đổi và tên đăng nhập/địa chỉ IP của người dùng có thể được triệt bỏ khỏi lịch sử trang. Trong các mục nhật trình, nó có thể triệt bỏ các mục tiêu và tham số, tóm lược sửa đổi và tên người dùng của người thực hiện tác vụ. Ngoài ra, với quyền 'hideuser', những giám sát viên có thể triệt bỏ tên người dùng khỏi tất cả các trang đã qua sửa đổi và các mục nhật trình khi cấm một người dùng.

Các tác vụ triệt bỏ được ghi lại trong nhật trình riêng tư và nhật trình chỉ có thể được xem bởi những nhóm đã nói ở trên thông qua Đặc biệt:Nhật trình/suppress.

Quyền hạn

Trong các wiki của Wikimedia, những người dùng thuộc nhóm giám sát viên có các quyền dưới đây theo mặc định. Một số wiki có thể có cấu hình khác.

  • 'deleterevision' — Xóa và phục hồi phiên bản nào đó của trang
  • 'deletelogentry' — Xóa và phục hồi khoản mục nhật trình nào đó
  • 'hideuser' — Cấm hoặc bỏ cấm thành viên, rồi ẩn hoặc bỏ ẩn tên người dùng đó đi
  • 'suppressrevision' — Xem và hiện/ẩn các phiên bản trang cụ thể đối với mọi người dùng khác
  • 'suppressionlog' — Xem nhật trình kín
  • 'abusefilter-hide-log' — Ẩn mục trong nhật trình sai phạm
  • 'abusefilter-hidden-log' — Xem các mục trong nhật trình sai phạm

Kênh IRC

Có một kênh IRC riêng tư (#wikimedia-privacykết nối) chỉ dành quyền truy cập cho tất cả giám sát viên và tiếp viên dùng IRC. Hãy liên hệ với một tiếp viên nếu bạn cần được cấp quyền truy cập.

Chính sách

Sử dụng

Tính năng này được phê duyệt khi sử dụng trong bốn trường hợp:

  1. Xóa thông tin cá nhân không công khai chẳng hạn như số điện thoại, địa chỉ nhà, nơi làm việc hay tiết lộ nhân dạng của những bút danh hay cá nhân vô danh đã không công khai danh tính của họ, hoặc của những cá nhân công khai danh tính nhưng không công khai phần thông tin cá nhân đó.
  2. Xóa thông tin có khả năng bôi nhọ, khi:
    • làm theo tư vấn của luật sư Wikimedia Foundation hay
    • trường hợp bôi nhọ quá rõ ràng, và không có lý do liên quan đến việc biên tập để giữ lại phiên bản này.
  3. Xóa thông tin vi phạm bản quyền theo tư vấn của luật sư Wikimedia Foundation.
  4. Ẩn những tên người dùng mang tính công kích trắng trợn khỏi các danh sách tự động và nhật trình, mà không làm rối lịch sử sửa đổi. Công kích trắng trợn là một cái tên rõ ràng chỉ nhằm mục đích bôi nhọ, đe dọa, phỉ báng, lăng mạ hoặc quấy rối một người nào đó.

Các giám sát viên địa phương nhìn chung nên tiến hành việc giám sát tại địa phương, nơi họ được trao quyền đó. Tiếp viên có thể tiến hành giám sát tại địa phương trong trường hợp khẩn cấp, trong các vấn đề liên wiki, hoặc khi địa phương đó không có sẵn giám sát viên (xem chi tiết liên lạc).

Quyền truy cập

Quyền giám sát viên được cấp bởi những tiếp viên. Mục này mô tả những thao tác của tiếp viên và quy định về việc truy cập thông tin không công khai.

Tất cả giám sát viên phải đủ 18 tuổi và đủ độ tuổi hợp pháp ở nơi họ đang sống, và sẵn sàng ký tên vào thỏa thuận ngầm đối với thông tin không công khai của Wikimedia Foundation. Họ cũng phải am hiểu quy định về quyền riêng tư.

Tiếp viên có thể xem các phiên bản đã bị triệt bỏ trên tất cả wiki và có thể tự gán quyền giám sát viên cho bản thân trong tình huống khẩn cấp hoặc trên những wiki không có giám sát viên địa phương khi có yêu cầu hợp lệ. Bất cứ wiki nào cũng phải có tối thiểu hai giám sát viên địa phương, hoặc không có ai cả. Việc này là để họ có thể kiểm soát lẫn nhau và xác nhận hành vi của mình. Nếu chỉ còn lại một giám sát viên trong một wiki (thường là do người kia từ chức hay bị gỡ quyền), cộng đồng phải chỉ định giám sát viên mới ngay lập tức, hoặc phải gỡ luôn quyền của giám sát viên còn lại.

Đối với những wiki không có Ủy ban Trọng tài, cộng đồng phải phê duyệt giám sát viên dựa trên sự đồng thuận. Các ứng viên phải yêu cầu quyền trong cộng đồng địa phương và thông báo rộng rãi về yêu cầu này qua các kênh cộng đồng của địa phương đó (trang thảo luận cộng đồng, danh sách thư, v.v..). Sau khi đã đạt được sự đồng thuận (ít nhất phải đạt tỉ lệ phiếu thuận/trắng là 70–80% hoặc có số phiếu cao nhất trong cuộc bầu cử lựa chọn nhiều người) ở cộng đồng địa phương của họ, với ít nhất 25–30 biên tập viên tán thành, thành viên nên yêu cầu quyền truy cập trong Steward requests/Permissions kèm một liên kết dẫn đến trang quyết định của cộng đồng.

Đối với những wiki có Ủy ban Trọng tài qua bầu cử với 25–30 biên tập viên tán thành, thành viên nào làm giám sát viên có thể sẽ được chỉ định bởi Ủy ban Trọng tài, trừ khi cộng đồng địa phương thích tổ chức các cuộc cuộc bầu cử độc lập hơn. Sau khi đã đạt được thỏa thuận, một thành viên của Ủy ban Trọng tài nên đặt yêu cầu ở Steward requests/Permissions.

Những bảo quản viên địa phương cũng có thể xóa các phiên bản hay mục nhật trình cụ thể có chứa dữ liệu cần được giám sát, nhưng nó sẽ tiếp tục được hiển thị đối với bảo quản viên cho đến khi được triệt bỏ.

Gỡ quyền truy cập

Tiếp viên có thể thu hồi quyền truy cập của giám sát viên, sử dụng các quy tắc được chấp nhận trong chính sách CheckUser. Mục này mô tả những thao tác của tiếp viên.

Bất kỳ tài khoản người dùng nào có quyền giám sát viên mà không hoạt động trong hơn một năm sẽ bị gỡ quyền.

Trong trường hợp sử dụng sai phạm công cụ này, tiếp viên hoặc giám sát viên sẽ bị tước quyền ngay lập tức. Điều này đặc biệt xảy khi các tác vụ được thực hiện thường xuyên mà không có một lý do nghiêm túc để tiến hành (cần cung cấp liên kết và bằng chứng cho những hành vi sai trái).

Nghi ngờ khả năng có sai phạm ở giám sát viên cần được thảo luận tại từng wiki địa phương. Đối với những wiki có Ủy ban Trọng tài được phê duyệt, ủy ban có thể quyết định việc tước quyền truy cập. Đối với những wiki không có Ủy ban Trọng tài được phê duyệt, cộng đồng có thể bỏ phiếu tước quyền truy cập. Chỉ có tiếp viên mới gỡ quyền được. Thông thường một tiếp viên không thể tự mình đưa ra quyết định gỡ quyền, nhưng có thể giúp cung cấp thông tin cần thiết làm bằng chứng cho sự sai phạm (chẳng hạn như các nhật trình). Nếu cần thiết, và đặc biệt trong trường hợp có sự thiếu tôn trọng đối với quy định về quyền riêng tư, Hội đồng Quản trị Wikimedia Foundation cũng có thể ra tuyên bố cưỡng chế tước quyền truy cập.

Gửi yêu cầu cho giám sát viên

Vui lòng không đăng công khai yêu cầu của bạn.

Tất cả wiki của Wikimedia

  • Tiếp viên có thể tự cấp quyền giám sát viên tạm thời cho chính họ trong một wiki riêng biệt khi cần.
  • Hãy kiểm tra xem wiki đó đã có giám sát viên địa phương của riêng mình chưa trước khi nhờ đến một tiếp viên; danh sách liệt kê bên dưới.
  • Vui lòng không đăng yêu cầu của bạn lên wiki hoặc gửi lên các kênh IRC công cộng. Tất cả yêu cầu phải được gửi theo một phương thức hoàn toàn riêng tư.
  • Thanh tra viên về mặt kỹ thuật có thể xem các phiên bản đã bị triệt bỏ.

IRC

  • Người dùng có thể liên hệ với tiếp viên qua kênh IRC #wikimedia-stewardskết nối. Xin hãy hỏi một tiếp viên trong kênh trước, rồi gửi yêu cầu của bạn bằng tin nhắn riêng tư cho tiếp viên đó. Không được gửi yêu cầu trong các kênh công cộng. Trong trường hợp khẩn cấp, gõ !steward trong kênh để thu hút sự chú ý của các tiếp viên.

Thư điện tử

Wikipedia tiếng Belarus

  1. Mienski (thư điện tử)
  2. Wizardist (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Bengal

  1. MdsShakil (thư điện tử)
  2. Yahya (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Trung Quốc

  1. AT (thư điện tử)
  2. Jimmy Xu (thư điện tử)
  3. Wong128hk (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Anh

  1. AmandaNP (thư điện tử)
  2. Amorymeltzer (thư điện tử)
  3. Anarchyte (thư điện tử)
  4. Aoidh (thư điện tử)
  5. Barkeep49 (thư điện tử)
  6. Bradv (thư điện tử)
  7. Cabayi (thư điện tử)
  8. Callanecc (thư điện tử)
  9. CaptainEek (thư điện tử)
  10. Doug Weller (thư điện tử)
  11. Drmies (thư điện tử)
  12. Dweller (thư điện tử)
  13. Firefly (thư điện tử)
  14. GB fan (thư điện tử)
  15. GorillaWarfare (thư điện tử)
  16. Guerillero (thư điện tử)
  17. HJ Mitchell (thư điện tử)
  18. KrakatoaKatie (thư điện tử)
  19. Ks0stm (thư điện tử)
  20. L235 (thư điện tử)
  21. Lofty abyss (thư điện tử)
  22. LuK3 (thư điện tử)
  23. Mailer diablo (thư điện tử)
  24. Moneytrees (thư điện tử)
  25. Mz7 (thư điện tử)
  26. Oshwah (thư điện tử)
  27. PhilKnight (thư điện tử)
  28. Ponyo (thư điện tử)
  29. Primefac (thư điện tử)
  30. Richwales (thư điện tử)
  31. RickinBaltimore (thư điện tử)
  32. Risker (thư điện tử)
  33. Salvio giuliano (thư điện tử)
  34. Sdrqaz (thư điện tử)
  35. Stwalkerster (thư điện tử)
  36. The Blade of the Northern Lights (thư điện tử)
  37. Thryduulf (thư điện tử)
  38. ToBeFree (thư điện tử)
  39. Vanamonde93 (thư điện tử)
  40. Xaosflux (thư điện tử)
  41. Z1720 (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Phần Lan

  1. Ejs-80 (thư điện tử)
  2. Harriv (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Pháp

  1. Arcyon37 (thư điện tử)
  2. Céréales Killer (thư điện tử)
  3. JohnNewton8 (thư điện tử)
  4. Kropotkine 113 (thư điện tử)
  5. Lomita (thư điện tử)
  6. SleaY (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Đức

  1. Doc Taxon (thư điện tử)
  2. Nolispanmo (thư điện tử)
  3. Ra'ike (thư điện tử)
  4. Stefan64 (thư điện tử)
  5. Werner von Basil (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Indonesia

  1. David Wadie Fisher-Freberg (thư điện tử)
  2. Meursault2004 (thư điện tử)
  3. Nohirara (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Ý

  1. Lollo98 (thư điện tử)
  2. Melos (thư điện tử)
  3. Ruthven (thư điện tử)
  4. Yiyi (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Nhật

  1. Infinite0694 (thư điện tử)
  2. Ohgi (thư điện tử)
  3. Penn Station (thư điện tử)
  4. W.CC (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Triều Tiên

  1. *Youngjin (thư điện tử)
  2. -revi (thư điện tử)
  3. Sotiale (thư điện tử)
  4. 이강철 (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Ba Tư

  1. Huji (thư điện tử)
  2. Ladsgroup (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Ba Lan

  1. Elfhelm (thư điện tử)
  2. Mathieu Mars (thư điện tử)
  3. Mpn (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Bồ Đào Nha

  1. Albertoleoncio (thư điện tử)
  2. Érico (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Nga

  1. DR (thư điện tử)
  2. Q-bit array (thư điện tử)
  3. Tatewaki (thư điện tử)
  4. Ле Лой (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Anh đơn giản

  1. Djsasso (thư điện tử)
  2. Enfcer (thư điện tử)
  3. Eptalon (thư điện tử)
  4. Fehufanga (thư điện tử)
  5. Peterdownunder (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Tây Ban Nha

  1. -jem- (thư điện tử)
  2. Platonides (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Thổ Nhĩ Kỳ

  1. Doğu (thư điện tử)
  2. Eldarion (thư điện tử)
  3. Elmacenderesi (thư điện tử)
  4. Taysin (thư điện tử)

Wikipedia tiếng Ukraina

  1. Goo3 (thư điện tử)
  2. Piramidion (thư điện tử)
  3. Yukh68 (thư điện tử)

Wikimedia Commons

  1. Minorax (thư điện tử)
  2. Odder (thư điện tử)
  3. Raymond (thư điện tử)

Meta-Wiki

  1. DerHexer (thư điện tử)
  2. Elton (thư điện tử)
  3. Minorax (thư điện tử)
  4. Sotiale (thư điện tử)
  5. Xaosflux (thư điện tử)

Wikidata

  1. Ajraddatz (thư điện tử)
  2. DannyS712 (thư điện tử)
  3. Esteban16 (thư điện tử)
  4. KonstantinaG07 (thư điện tử)

Xem thêm

pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy