Bùi Diễm
Bùi Diễm (1 tháng 10 năm 1923[3] – 24 tháng 10 năm 2021) là một chính khách Việt Nam. Ông nắm giữ chức vụ Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ nhiệm kỳ từ năm 1967 đến năm 1972.
Bùi Diễm | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 19 tháng 1 năm 1967[1] – 1972[2] |
Tiền nhiệm | Vũ Văn Thái |
Kế nhiệm | Trần Kim Phượng |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Phủ Lý, Hà Nam, Bắc Kỳ | 1 tháng 10 năm 1923
Mất | 24 tháng 10 năm 2021 Rockville, Maryland, Hoa Kỳ | (98 tuổi)
Thân thế
sửaBùi Diễm sinh ngày 1 tháng 10 năm 1923 tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Đông Dương thuộc Pháp.[3] Có thân phụ là nhà nho Ưu Thiên Bùi Kỷ,[4] cô ruột của ông là Bùi Thị Tuất - phu nhân của học giả Trần Trọng Kim, tức thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945).[5][6]
Hoạt động chính trị
sửaÔng hoạt động chính trị từ thời học trường Bưởi và gia nhập Đảng Đại Việt năm 1944 qua lời giới thiệu của một người bạn là ông Đặng Văn Sung.[7] Năm 1945, Bùi Diễm tham gia trường lục quân tại Yên bái,[8] và trước đó từng là học sinh của đại tướng Võ Nguyên Giáp thời tướng Giáp còn là giáo viên dạy lịch sử tại trường tư thục Thăng Long, Hà Nội.[9][10]
Bùi Diễm rời chính trường cho đến khi nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam chấm dứt. Sau thời gian đó ông làm chủ nhiệm tờ báo Saigon Post xuất bản ở Sài Gòn trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1975.[11][12] Ngoài ra ông cũng thành lập hãng phim Tân Việt, sản xuất cuốn phim Chúng tôi muốn sống.[13]
Khi thủ tướng Phan Huy Quát ra chấp chính, ông giữ chức Tổng trưởng Phủ Thủ tướng (1965). Trong nội các của Ủy ban Hành pháp Trung ương, ông là Ủy viên Ngoại giao (1965-67) và đồng thời cũng là đảng viên Đảng Đại Việt.[8]
Đến thời kỳ Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam, ông được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa ở Washington, D.C. thay thế đại sứ Vũ Văn Thái. Chức vụ này được ông đảm nhận từ năm 1967 đến năm 1972 thì chuyển làm đại sứ lưu động cho đến năm 1975.[14] Bùi Diễm từng là quan sát viên do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định tại Hiệp định Paris 1973.[15][16] Sau năm 1975, ông tị nạn tại Hoa Kỳ.
Hải ngoại
sửaÔng là tác giả cuốn hồi ký chính trị Gọng kìm lịch sử. Ấn bản đầu tiên viết bằng tiếng Anh với tựa đề The Jaws of History (1987), sau đó được ông viết lại bằng tiếng Việt và xuất bản lần đầu năm 2000, tái bản năm 2019.[4][17] Cuốn sách thứ hai là Vietnamese Economy and Its Transformation to an Open Market System ra mắt vào năm 2004.[18]
Ông là học giả tại Trung tâm quốc tế Woodrow Wilson và Viện Doanh nghiệp Mỹ, là giảng viên tại trường Đại học George Mason,[19] và là một thành viên trong Ban Cố vấn của National Congress of Vietnamese Americans (NCVA, Nghị hội Toàn quốc người Việt tại Hoa Kỳ).[20] Ông vẫn hoạt động trong Đại Việt Cách mạng Đảng (tách ra từ Đại Việt Quốc dân Đảng) và nắm giữ chức vụ Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương của Đại Việt Cách mạng Đảng.[21]
Bùi Diễm từng xuất hiện với vai trò nhân chứng trong các tập phim Chiến tranh Việt Nam do đài PBS (Mỹ) sản xuất vào năm 2017.[22] Ông qua đời sáng ngày 24 tháng 10 năm 2021 tại tư gia ở thành phố Rockville, Maryland, thọ 98 tuổi.[23]
Chú thích
sửa- ^ “New South Vietnamese Ambassador To Us Bui Diem Presents His Credentialls To LBJ”. Associated Press. 30 tháng 11 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2024.
- ^ “The Kissinger-Le Duc Tho Negotiations”. Office of the Historian. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2024.
- ^ a b “Biographic Report, Republic of Vietnam - Bui Diem - CIA Research Reports” (PDF). The Vietnam Center and Sam Johnson Vietnam Archive, Texas Tech University. 29 tháng 1 năm 1965.
- ^ a b Phạm Xuân Đài (25 tháng 10 năm 2021). “Đọc 'Gọng Kìm Lịch Sử' của Bùi Diễm”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ Nguyễn Thị Ngọc Anh (17 tháng 8 năm 2016). “Sự thành lập chính phủ Trần Trọng Kim, 1945”. Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Cựu Đại Sứ VNCH Bùi Diễm qua đời, thọ 99 tuổi”. Người Việt. 24 tháng 10 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ Nguyễn Mạnh Hùng (16 tháng 11 năm 2022). “Phỏng Vấn Bùi Diễm”. US-Vietnam Research Center - - University of Oregon. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ a b Quốc Phương (25 tháng 10 năm 2021). “Cựu Đại sứ VNCH Bùi Diễm qua đời là 'mất mát to lớn không gì thay thế'”. BBC World Service. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ Trần Trung Hiếu (2 tháng 2 năm 2019). “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Người thầy dạy sử, người thầy viết sử”. Báo Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Cựu Đại sứ VNCH nói về Tướng Giáp”. BBC World Service. 14 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Holdings: The Saigon post. :: Library Catalog”. Michigan State University Libraries. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ “CRL | The Saigon post”. Center for Research Libraries. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ Lê An (24 tháng 10 năm 2021). “Cụ Bùi Diễm, cựu Đại sứ VNCH, từ trần”. Saigon Nhỏ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ Roberts, Chalmers M. (11 tháng 10 năm 1987). “The Diplomacy of the Vietnam War an Insider Remembers”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Hòa đàm Paris: VN và các cường quốc”. BBC. 22 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ Việt Hà (12 tháng 4 năm 2010). “Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau Hiệp định Paris”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ Bùi, Diễm (2019). Gọng Kìm Lịch Sử. Việt Tide. tr. 488. ISBN 9780991093786.
- ^ T. Alpert, William (30 tháng 11 năm 2001). The Vietnamese Economy and Its Transformation to an Open Market System. Routledge. tr. 171. ISBN 9780765606693.
- ^ Mehren, Elizabeth (4 tháng 8 năm 1987). “Reliving Vietnam: The Next Wave : Vietnamese Voice Begins to Emerge in Books on War”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Advisory Board - Biographies”. National Congress of Vietnamese Americans. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Phỏng vấn cụ Bùi Diễm về ông Trương Tử Anh”. Người Việt. 5 tháng 10 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Episode 1: Déjà Vu (1858-1961) | The Vietnam War: A Film by Ken Burns & Lynn Novick”. PBS. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- ^ VOA Tiếng Việt (25 tháng 10 năm 2021). “Cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòa Bùi Diễm qua đời”. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2024.
Tham khảo
sửa- Bùi, Diễm (2019). Gọng Kìm Lịch Sử. Việt Tide. tr. 488. ISBN 9780991093786.
Liên kết ngoài
sửa- “Interview with Bui Diem, 1981”. GBH Openvault - WGBH (bằng tiếng Anh). 3 tháng 6 năm 1981. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- BBC News Tiếng Việt (24 tháng 8 năm 2016). “Phỏng vấn cựu Đại sứ VNCH”. YouTube. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.
- Đỗ Hiếu (27 tháng 1 năm 2012). “Đánh dấu 39 năm Hiệp định Paris 1973”. Đài Á Châu Tự Do. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2024.