Bò nhà

loài động vật có vú
(Đổi hướng từ Bos taurus indicus)

Bò nhà hay bò nuôi là loại động vật móng guốc được thuần hóa phổ biến nhất. Chúng là đại diện hiện đại nổi bật của cận họ Bovinae, và là loài phổ biến nhất của chi , thuộc loài Bos taurus. Bò được chăn nuôi như gia súc để lấy thịt (thịt bòthịt bê), như bò sữa để lấy Sữa và các sản phẩm hàng ngày khác, và như động vật cày kéo. Một số sản phẩm có nguồn gốc từ bao gồm da thuộcphân dùng làm phân hữu cơ hay nhiên liệu. Ở một số quốc gia, như Ấn Độ, bò nắm giữ vai trò quan trọng trong tôn giáo. Khoảng 80 tổ tiên bò được thuần hóa ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 10,500 năm,[1] hiện nay có khoảng 1.3 tỉ con bò trên thế giới.[2]

Bò nhà
A brown Swiss Fleckvieh cow wearing a cowbell
Đã thuần hóa
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Mammaliaformes
Lớp: Mammalia
Bộ: Artiodactyla
Họ: Bovidae
Phân họ: Bovinae
Chi: Bos
Loài:
B. taurus
Danh pháp hai phần
Bos taurus
Linnaeus, 1758
Bovine distribution
Các đồng nghĩa
  • Bos primigenius taurus
  • Bos longifrons

Loài

sửa

Bò nhà ban đầu từng được xác định là 3 loài riêng biệt: Bos taurus, bò châu Âu "taurine" (bao gồm các kiểu giống với châu Phi và châu Á); Bos indicus, zebu; và loài tuyệt chủng Bos primigenius. Loài auroch là tổ tiên của bò zebu và taurine. Gần đây, người ta gộp chúng thành một loài Bos taurus, gồm các phân loài Bos taurus primigenius, Bos taurus indicusBos taurus primigenius.[3]

 
Zubron, giữa wisent và bò

Vấn đề phức tạp là khả năng bò giao phối với các loài có quan hệ gần. Các cá thể lai vận thậm chí nhân giống tồn tại không chỉ giữa bò taurine và zebu (như bò sanga, Bos taurus africanus), mà còn giữa một hoặc cả hai nhóm này với các thành viên khác trong chi Bos – yaks (dzo[4]), banteng, và gaur. Các loài lai như beefalo thậm chí giữa bò taurine và với các loài của bison, ban đầu một số tác giả xem chúng là một phần của chi Bos.[5] Nguồn gốc lai của một số loại có thể không được rõ ràng – ví dụ, thử nghiệm gen của Dwarf Lulu, chỉ có loại bò taurine ở Nepal, được phát hiện là lai giữa bò taurine, zebu, và yak.[6] Tuy nhiên, bò nhà không được lai thành công với các loài trong phân họ Bò có quan hệ xa như trâu nước hoặc trâu châu Phi.

Aurochs ban đầu phân bố khắp châu Âu, Bắc Mỹ, và phần lớn châu Á. Trong thời gian biểu lịch sử, dải phân bố của nó chỉ giới hạn ở châu Phi, và các cá thể gần đây được phát hiện chết ở Masovia, Ba Lan, vào khoảng năm 1627.[7] Các nhà lai tạo đã cố gắng khôi phục lại bò có hình dạng tương tự với auroch bằng các phương pháp thuần chủng bò nhà truyền thống, tạo ra loại bò Heck.

Giải phẫu học

sửa
 
Bò N'Dama

Bò có một dạ dày với 4 ngăn gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, và dạ túi khế, với dạ cỏ là ngăn lớn nhất. Dạ tổ ong là ngăn nhỏ nhất. Bò đôi khi ăn các vật thể kim loại chúng tích tụ trong dạ tổ ong và việc kích thích từ các vật kim loại gây ra các bệnh phần cứng. Chức năng chính của dạ lách sách là hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ thức ăn có thể tiêu hóa. Dạ múi khế giống như dạ dày người, và đây là lý do tại sao nó được gọi là "dạ dày thực sự".

Bò là động vật nhai lại nên hệ tiêu hóa của nó cho phép sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu hóa bằng cách nhai đi nhai lại thức ăn. Nhai lại cho phép các vi sinh vật đặc biệt trong dạ cỏ tiêu hóa thức ăn. Các vi sinh vật này có chức năng phân hủy cellulose và các carbohydrat khác thành các axit béo dễ bay hơn mà bò sử dụng nó làm nhiêu liệu trao đổi chất cơ bản. Các vi sinh vật trong dạ cỏ cũng tổng hợp các amino acid từ các nguồn nitơ không phải protein như ureaamonia. Vì các vi sinh vật này sinh sản trong dạ cỏ, các thế hệ già hơn chết đi và các tế bào của chúng tiếp tục trên con đường tiêu hóa. Các tế bào này sau đó một phần bị bò tiêu hóa, cho phép tạo ra một nguồn protein chất lượng cao. Các đặc điểm này cho phép bò phát triển mạnh trên cỏ và các loại thực vật khác.

Thời gian mang thai của bò là 9 tháng. Bò con mới sinh ra năng 25 đến 45 kg (55 đến 99 lb). Kỷ lục thế giới về bò nặng nhất là 1.740 kg (3.840 lb), được triển lãm ở Arezzo năm 1955.[8][cần dẫn nguồn] Bò tơ nặng nhất ở tuổi 8 ‘Old Ben’ đạt 2.140 kg (4.720 lb) năm 1910.[9][cần dẫn nguồn] Bò tơ thường bị lấy thị trước khi đạt đến cân nặng 750 kg (1.650 lb). Bò giống thường sống khoảng 15 năm (thỉnh thoảng đến 25 năm). Bò ghi kỷ lục già nhất sống được 48 năm 1993.

Một quan điểm sai lầm về bò là chúng bị chọc tức giận bằng màu đỏ. Quan điểm này không chính xác vì bò bị mù màu đỏ-lục.[10][11] Có hai loại thụ màu trong các tế bào hình nón trong võng mạc của chúng, bò có hai màu gốc, cũng như hầu hết các động vật có vú khác bộ linh trưởng khác.[12][13] các giống bò nhà nhìn chung tính hiền, chúng sống hòa thuận với nhau và với những loài vật nuôi khác.

Kinh tế

sửa
 
Bò Hà Lan là loại bò sữa cho sữa nhiều.

Thịt bò là loại thực phẩm có giá cao, bên cạnh bộ phận khác của bò cũng làm thực phẩm như máu, gan, thận, timđuôi bò. Bò còn cho sữa và bò sữa được tạo ra chỉ với mục đích tạo một lượng lớn sữa phục vụ cho nhu cầu của con người. Nuôi bò ngày nay là một ngành công nghiệp chiếm hàng tỷ đô trên toàn cầu. Thương mại quốc tế về thịt bò năm 2000 khoảng hơn 30 tỉ và chỉ chiếm 23% sản lượng thịt bò thế giới.[14] Sản lượng sữa, cũng dùng làm phô mai, bơ, yogurt, và các sản phẩm từ sữa khác, có thể so sánh với tỷ trọng kinh tế của thịt bò, và cung cấp một phần thực phẩm quan trọng cho nhiều người dân trên thế giới. Bò còn cho da làm giày, ghế, quần áo là các sản phẩm khác từ bò.

Ở một số quốc gia, bò còn được nuôi để lấy sức kéo (kéo xe chở hàng hóa, kéo cày, kéo bừa...)

Trong văn hóa

sửa
 
Một con bò nhà

Trong văn hóa đại chúng, hình tượng con bò được khắc họa trong nhiều nền văn minh lớn và gắn liền với tín ngưỡng thờ phượng xuất phát từ sự gần gũi và vai trò to lớn của bò trong đời sống của loài người. Nhiều dân tộc sùng kính và tôn thờ con bò, nâng hình ảnh con bò lên vị trí Thần Bò và thờ phụng nó là điển hình là ở Ấn Độ người ta thờ con Bò trắng, người Do Thái thờ con Bê Vàng, người Ai Cập thờ con bò...

Trong văn hóa phương Tây, bò được đề cập qua nhiều câu chuyện thần thoại của Hi Lạp và bò là một con vật trong 12 cung Hoàng Đạo, ứng với cung Kim Ngưu và cũng là một trong những con vật được nhắc đến trong Kinh Thánh. Trong văn hóa Á Đông, bò cũng là động vật nằm trong lục súc, tuy vậy nó bị lép vế nhiều hơn so với hình ảnh con trâu và nhiều khi là hình ảnh ví von cho sự ngờ nghệch.

Chú thích

sửa
  1. ^ Bollongino, Ruth & al. Molecular Biology and Evolution. "Modern Taurine Cattle descended from small number of Near-Eastern founders". 7 Mar 2012. Truy cập 2 Apr 2012. Op. cit. in Wilkins, Alasdair. io9.com. "DNA reveals that cows were almost impossible to domesticate Lưu trữ 2012-05-12 tại Wayback Machine". 28 Mar 2012. Truy cập 2 Apr 2012.
  2. ^ Cattle Today. “Breeds of Cattle at CATTLE TODAY”. Cattle-today.com. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2013.
  3. ^ Opinions, Bulletin of Zoological Nomenclature 60 (1), 2003Bản mẫu:Toter Link
  4. ^ "Yattle What?", Washington Post, ngày 11 tháng 8 năm 2007
  5. ^ Groves, C. P., 1981. Systematic relationships in the Bovini (Artiodactyla, Bovidae). Zeitschrift für Zoologische Systematik und Evolutionsforschung, 4:264-278., quoted in Grubb, P. (2005). “Genus Bison. Trong Wilson, D.E.; Reeder, D.M (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference (ấn bản thứ 3). Johns Hopkins University Press. tr. 637–722. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  6. ^ Kumiko Takeda (2004). “Mitochondrial DNA analysis of Nepalese domestic dwarf cattle Lulu”. Animal Science Journal. Blackwell Publishing. 75 (2): 103–110. doi:10.1111/j.1740-0929.2004.00163.x. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2006.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Van Vuure, C.T. 2003. De Oeros – Het spoor terug (in Dutch), Cis van Vuure, Wageningen University and Research Centrum: quoted by The Extinction Website: Bos primigenius primigenius. Lưu trữ 2009-04-20 tại Wayback Machine
  8. ^ Friend, John B., Cattle of the World, Blandford Press, Dorset, 1978
  9. ^ McWhirter, Norris & Ross, Guinness Book of Records, Redwood Press, Trowbridge, 1968
  10. ^ Itla.net Lưu trữ 2010-05-11 tại Wayback Machine, Longhorn information – handling.
  11. ^ “?” (PDF). iacuc.tennessee.edu. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2013.Bản mẫu:Toter Link
  12. ^ Jacobs, G. H., J. F.Deegan, and J. Neitz. 1998. Photopigment basis for dichromatic color vision in cows, goats and sheep. Vis. Neurosci. 15:581–584
  13. ^ Perception of Color by Cattle and its Influence on Behavior C.J.C. Phillips* and C. A. Lomas†2 J. Dairy Sci. 84:807–813
  14. ^ (Clay 2004).

Tham khảo

sửa

Newscientist.com. Truy cập 26 tháng 12 năm 2006.

  • Cattle Today (CT). 2006. Website. Breeds of cattle. Cattle Today. Truy cập 26 tháng 12 năm 2006)
  • Clay, J. 2004. World Agriculture and the Environment: A Commodity-by-Commodity Guide to Impacts and Practices. Washington, D.C., USA: Island Press. ISBN 1-55963-370-0.
  • Clutton-Brock, J. 1999. A Natural History of Domesticated Mammals. Cambridge UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-63495-4.
  • Purdy, Herman R. (2008). Breeds Of Cattle. R. John Dawes; Dr. Robert Hough (ấn bản thứ 2). - A visual textbook containing History/Origin, Phenotype & Statistics of 45 breeds.
  • Huffman, B. 2006. The ultimate ungulate page. UltimateUngulate.com. Truy cập 26 tháng 12 năm 2006.
  • Invasive Species Specialist Group (ISSG). 2005..Bos taurus Lưu trữ 2008-06-25 tại Wayback Machine. Global Invasive Species Database.
  • Nowak, R.M. and Paradiso, J.L. 1983. Walker's Mammals of the World. Baltimore, Maryland, USA: The Johns Hopkins University Press. ISBN 0-8018-2525-3
  • Oklahoma State University (OSU). 2006. Breeds of Cattle. Truy cập 5 tháng 1 năm 2007.
  • Public Broadcasting Service (PBS). 2004. Holy cow. PBS Nature. Truy cập 5 tháng 1 năm 2007.
  • Rath, S. 1998. The Complete Cow. Stillwater, Minnesota, USA: Voyageur Press. ISBN 0-89658-375-9.
  • Raudiansky, S. 1992. The Covenant of the Wild. New York: William Morrow and Company, Inc. ISBN 0-688-09610-7.
  • Spectrum Commodities (SC). 2006. Live cattle Lưu trữ 2006-11-15 tại Wayback Machine. Spectrumcommodities.com. Truy cập 5 tháng 1 năm 2007.
  • Voelker, W. 1986. The Natural History of Living Mammals. Medford, New Jersey, USA: Plexus Publishing, Inc. ISBN 0-937548-08-1.
  • Yogananda, P. 1946. The Autobiography of a Yogi. Los Angeles, California, USA: Self Realization Fellowship. ISBN 0-87612-083-4.

Liên kết ngoài

sửa
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy