Bước tới nội dung

Cân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do Vdnmtn (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 15:50, ngày 19 tháng 8 năm 2024. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Đơn vị đo
khối lượng
Việt Nam xưa

Thập phân/thập lục phân
Tấn
Tạ
... Yến
Cân
... Nén
Lạng
Tiền
Phân
Ly
Hào
Ti
Hốt
Vi

Kim hoàn
Lượng
Chỉ

Xem thêm
Hệ đo lường cổ Việt Nam

Cânđơn vị đo khối lượng trong hệ đo lường cổ Việt Nam, hiện nay tương đương với 1 kilôgram, hay nôm na là 10 lạng, được sử dụng trong giao dịch đời thường ở Việt Nam. Nó cũng là đơn vị đo khối lượng cổ tại Trung Quốc, Hồng Kông...

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá khứ, một cân bằng 16 lạng (cân thập lục), nên mới có câu nói dân gian "kẻ tám lạng người nửa cân" (ý nói hai bên bằng nhau). Lúc đó, giá trị của cân trong hệ đo lường cổ của Việt Nam, theo [1], là 604,5 gam. Có thể một số địa phương ở Việt Nam vẫn còn dùng quy ước khác nhau về cân và lạng. Có nguồn cho biết trước đây 1 cân bằng khoảng 400 gam.

Cân thập lục cũng được gọi là cân ta (loại cân này người xưa sử dụng để đo các vị thuốc Bắc hoặc kim loại quý) để phân biệt với cân tây là giá trị hiện đại của cân (bằng 1 Kilôgam).

Hiện nay, 1 cân (một số vùng gọi 1 ký) bằng 1 Kilôgam bằng 10 lạng (1 lạng bằng 100 gam).

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Trung Quốc, cân cũng là đơn vị đo khối lượng cổ, ngày nay bằng 500 gam. Trong lịch sử, một cân ở Trung Hoa có thể có giá trị khác, ví dụ như 596.8 g (16 lạng) ở thời nhà Tống.

Hồng Kông

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồng Kông, theo [2], một cân bằng 604,79 gam.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ United Nations. Department of Economic and Social Affairs. Statistical Office of the United Nations. World Weights and Measures. Handbook for Statisticians. Statistical Papers. Series M no. 21 Revision 1. (ST/STAT/SER.M/21/rev.1), New York: United Nations, 1966.
  2. ^ Hong Kong government definitions for Chinese units
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy