Bước tới nội dung

1998 WW31

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
1998 WW31
Hình ảnh của 1998 WW31vệ tinh của nó trên quỹ đạo, do Kính viễn vọng không gian Hubble chụp.
Khám phá [3]
Khám phá bởiMarc William Buie [1]
Robert L. Millis [2]
Nơi khám pháĐài thiên văn quốc gia Kitt Peak
Ngày phát hiện18-11-1998
(quan sát lần đầu)
Tên định danh
1998 WW31
TNO[1][4] · KBO (nhiễu loạn)[5]
p-DP[6] · xa[3] · BIN[7]
Đặc trưng quỹ đạo[4]
Kỷ nguyên 27-4-2019 (JD 2.458.600,5)
Tham số bất định 4
Cung quan sát13,10 năm (4.784 ngày)
Điểm viễn nhật48,476 AU
Điểm cận nhật40,387 AU
44,432 AU
Độ lệch tâm0,0910
296,17 năm (108.178 ngày)
141,84°
0° 0m 11.88s / day
Độ nghiêng quỹ đạo6,8240°
237,16°
50,059°
Vệ tinh đã biết1 (D: 123 km; P: 587 ngày)[7][8]
Đặc trưng vật lý
Bán kính trung bình
74 km (ước tính ban đầu)[5][7]
96,05 km (hệ tính toán)[9]
133,5 km (hệ ước tính)[6]
0,04 (ước tính)[6]
0,10 (giả định)[9]
lam[6]
C (giả định)[9]
V–I = 0,910±0,020[10]
6,7[4][9]
6,9[6]

1998 WW31 là một thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương (TNO) và là một hệ thống đôi từ vành đai Kuiper nằm ở vùng ngoài cùng nhất của hệ Mặt Trời, với đường kính xấp xỉ 148 kilômét (92 dặm). Nó được các nhà thiên văn học người Mỹ Marc William Buie và Robert L. Millis tại Đài thiên văn quốc gia Kitt Peak ở Arizona, Hoa Kỳ quan sát lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 11 năm 1998.[1][2][3] Theo nhà thiên văn học Michael E. Brown, thiên thể màu xanh lam này "có thể" là một hành tinh lùn.[6] Tháng 12 năm 2000, một vệ tinh hành tinh vi hình, được đặt tên là S/2000 (1998 WW31) 1 có đường kính 123 kilômét (76 mi) được phát hiện trong quỹ đạo của nó.[8] Kể từ sau phát hiện Charon năm 1978, nó là vệ tinh đầu tiên trong số gần 100 vệ tinh được phát hiện tại vành ngoài của hệ Mặt Trời.[2][8]

Quỹ đạo và phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Nằm bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương, 1998 WW31 là một thiên thể vành đai Kuiper cổ điển không cộng hưởng (cubewano) thuộc vùng quần thể nhiễu loạn (quần thể nóng), có độ nghiêng cao hơn so với quần thể không nhiễu loạn (quần thể lạnh).[5][11] Nó quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 40,4-48,5 AU, chu kỳ quỹ đạo 296 năm và 2 tháng (108.178 ngày; bán trục chính 44,43 AU). Quỹ đạo của nó có độ lệch tâm 0,09 và độ nghiêng 7° so với đường hoàng đạo.[4] Cung quan sát của thiên thể này bắt đầu tại Kitt Peak với lần quan sát đầu tiên vào ngày 18 tháng 11 năm 1998.[3]

Đánh số và đặt tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2018, hành tinh nhỏ này vẫn chưa được Trung tâm Hành tinh nhỏ đánh số và đặt tên.[3]

Đặc trưng vật lý

[sửa | sửa mã nguồn]

1998 WW31 được người ta cho là có suất phản chiếu thấp chỉ khoảng 0,04,[6] do màu lam trung tính của nó.[6] Một số nguồn khác giả định nó có suất phản chiếu cao hơn, tương ứng là 0,10 và 0,16.[7][9] Nó có chỉ số màu V–I 0,91,[10] thấp hơn đáng kể so với chỉ số màu trung bình của các cubewano, nằm giữa khoảng chỉ số màu của sao chổitroia của Sao Mộc.[12]:35

Hình ảnh ghép của 1998 WW31 với vệ tinh của nó trên quỹ đạo dài 587 ngày, do Hubble chụp giai đoạn 2001–2002.

1998 WW31 là một hành tinh vi hình đôi với vệ tinh trên quỹ đạo của nó. Ngày 22 tháng 12 năm 2000, các nhà thiên văn học người Pháp là Christian Veillet và Alain Doressoundiram hợp tác với J. Shapiro đã phát hiện ra vệ tinh này khi sử dụng kính viễn vọng Canada–Pháp–Hawaii tại Mauna Kea trên đảo Lớn (Big Island) ở Hawaii, Hoa Kỳ. Phát hiện này được công bố ngày 16 tháng 4 năm 2001 và được đặt tên tạm thời là S/2000 (1998 WW31) 1.[8]

Nó là hệ đôi bên ngoài Sao Hải Vương đầu tiên được phát hiện sau Charon năm 1978, vệ tinh lớn nhất trong hệ Sao Diêm Vương–Charon.[2] Kể từ đó thì gần 100 hệ đôi bên ngoài Sao Hải Vương đã được phát hiện. 1998 WW31 cũng là một trong những hệ đôi đối xứng nhất đã biết trong hệ Mặt Trời. Vệ tinh này có quỹ đạo lệch tâm cao khoảng 0,8 với chu kỳ quỹ đạo rất dài là 587 ngày và bán trục chính là 22.620 kilômét (14.060 mi).[2][7]

Đường kính và suất phản chiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khi các đo đạc ban đầu đưa ra con số 148 km, vệ tinh này có đường kính 123 km (tỷ lệ 0,883) với đường kính của hệ tổ hợp là 192 km.[7][11] Collaborative Asteroid Lightcurve Link đưa ra suất phản chiếu giả định là 0,10 và tính toán đường kính của hệ bằng 192 km dựa vào cấp sao tuyệt đối là 6,7,[9] trong khi Mike Brown đưa ra đường kính 267 km với suất phản chiếu thấp hơn là 0,04.[6]

Chu kỳ tự quay

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thời điểm năm 2020, đường cong ánh sáng tự quay của 1998 WW31 vẫn chưa có được từ các quan sát quang trắc. Chu kỳ tự quay, cực và hình dạng của thiên thể này cũng chưa rõ.[9][11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “List Of Transneptunian Objects”. Minor Planet Center. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ a b c d e “The binary Kuiper-belt object 1998 WW31” (PDF). Nature. ngày 18 tháng 4 năm 2002. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  3. ^ a b c d e “1998 WW31”. Minor Planet Center. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  4. ^ a b c d “JPL Small-Body Database Browser: (1998 WW31)” (2011-12-24 last obs.). Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  5. ^ a b c Johnston, Wm. Robert (ngày 30 tháng 12 năm 2017). “List of Known Trans-Neptunian Objects”. Johnston's Archive. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  6. ^ a b c d e f g h i Brown, Michael E. “How many dwarf planets are there in the outer solar system?”. California Institute of Technology. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  7. ^ a b c d e f Johnston, Wm. Robert (ngày 31 tháng 1 năm 2015). “Asteroids with Satellites Database – 1998 WW31 and S/2000 (1998 WW31) 1”. Johnston's Archive. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ a b c d Veillet, C.; Doressoundiram, A.; Shapiro, J.; Kavelaars, J. J.; Morbidelli, A. (tháng 4 năm 2001). “S/2000 (1998 WW_31) 1”. IAU Circ. (7610). Bibcode:2001IAUC.7610....1V. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  9. ^ a b c d e f g “LCDB Data for (1998 WW31)”. Asteroid Lightcurve Database (LCDB). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  10. ^ a b Hainaut, O. R.; Boehnhardt, H.; Protopapa, S. (tháng 10 năm 2012). “Colours of minor bodies in the outer solar system. II. A statistical analysis revisited” (PDF). Astronomy and Astrophysics. 546: 20. arXiv:1209.1896. Bibcode:2012A&A...546A.115H. doi:10.1051/0004-6361/201219566. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  11. ^ a b c “Asteroid 1998 WW31”. Small Bodies Data Ferret. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2018.
  12. ^ Fornasier, S.; Dotto, E.; Hainaut, O.; Marzari, F.; Boehnhardt, H.; De Luise, F.; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2007). “Visible spectroscopic and photometric survey of Jupiter Trojans: Final results on dynamical families”. Icarus. 190 (2): 622–642. arXiv:0704.0350. Bibcode:2007Icar..190..622F. doi:10.1016/j.icarus.2007.03.033.
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy