Bước tới nội dung

Aaron Halfaker

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aaron Halfaker
Sinh27 tháng 12, 1983 (40 tuổi)
Virginia, Minnesota[1]
Trường lớpCollege of St. Scholastica (Cử nhân, 2006)
Đại học Minnesota (Tiến sĩ, 2013)[2][3]
Websitehalfaker.info
Sự nghiệp khoa học
NgànhTương tác người–máy
công việc hợp tác hỗ trợ máy tính
Nơi công tácWikimedia Foundation
Người hướng dẫn luận án tiến sĩJohn T. Riedl

Aaron Halfaker (/ˈhæfkər/; sinh ngày 27 tháng 12 năm 1983) là một nhà khoa học máy tính người Mỹ, từng là nhà khoa học nghiên cứu chính tại Wikimedia Foundation cho đến năm 2020.[4][5][6]

Học vấn và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Halfaker lấy bằng Cử nhân ngành khoa học máy tính của trường College of St. Scholastica vào năm 2006, khởi đầu sự nghiệp với chuyên ngành vật lý trị liệu nhưng chuyển sang khoa học máy tính sau khi tham gia một lớp học lập trình cùng phó giáo sư Diana Johnson.[7] Sau đó ông nhận bằng Tiến sĩ ngành khoa học máy tính từ phòng nghiên cứu GroupLens tại Đại học Minnesota vào năm 2013. Halfaker nổi tiếng với công trình nghiên cứu trên Wikipedia và sự sụt giảm số lượng biên tập viên tích cực của trang này.[8][9][10] Ông nói rằng Wikipedia bắt đầu "giai đoạn suy sụp" vào khoảng năm 2007 và tiếp tục giảm dần kể từ đó.[11][12] Halfaker còn nghiên cứu các tài khoản tự động trên Wikipedia, được gọi là bots,[13] và cách chúng ảnh hưởng đến những người đóng góp mới cho trang web.[4] Khi còn là một sinh viên tốt nghiệp, Halfaker cùng với Stuart Geiger, có công phát triển một loại công cụ sửa đổi Wikipedia mang tên "Snuggle", mục tiêu là loại bỏ hành vi phá hoại và spam, đồng thời nêu bật những đóng góp mang tính xây dựng của các biên tập viên mới.[14][15] Ông còn tạo nên một bộ engine trí tuệ nhân tạo được gọi là "Objective Revision Evaluation Service" (hay viết tắt là ORES), được sử dụng để xác định hành vi phá hoại trên Wikipedia và phân biệt nó với những sửa đổi có thiện chí.[16][17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Halfaker, Aaron (ngày 31 tháng 1 năm 2017). “Twitter status”. Twitter.
  2. ^ “Wicked Smart: 5 questions with U of M PhD and Wikipedian Aaron Halfaker”. TechMN. ngày 11 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ “Aaron Halfaker Curriculum Vitae”.
  4. ^ a b Hicks, Jesse (ngày 18 tháng 2 năm 2014). “This machine kills trolls”. The Verge. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2014.
  5. ^ Simon, Matt (ngày 1 tháng 3 năm 2017). “Internet Bots Fight Each Other Because They're All Too Human”. Wired. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2017.
  6. ^ “Staff and Contractors”. Wikimedia Foundation. ngày 12 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ Clark, Valerie. “Computer science alum making headlines through work at Wikipedia”. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ Nosowitz, Dan (ngày 28 tháng 1 năm 2013). “Wikipedia is getting Worse as it gets Better”. Popular Science. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2015.
  9. ^ Halfaker, A.; Geiger, R. S.; Morgan, J. T.; Riedl, J. (ngày 28 tháng 12 năm 2012). “The Rise and Decline of an Open Collaboration System: How Wikipedia's Reaction to Popularity Is Causing Its Decline”. American Behavioral Scientist. 57 (5): 664–688. doi:10.1177/0002764212469365. S2CID 144208941.
  10. ^ LeJacq, Yannick (ngày 2 tháng 2 năm 2013). “Wikipedia Reaches 3 Billion Monthly Mobile Views Amid Concerns About Contributor Content”. International Business Times. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2014.
  11. ^ Jacobs, Harrison (ngày 22 tháng 11 năm 2013). “Wikipedia Could Degenerate If It Can't Fix One Big Problem”. Business Insider. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2014.
  12. ^ Simonite, Tom (ngày 22 tháng 10 năm 2013). “The Decline of Wikipedia”. MIT Technology Review. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2015.
  13. ^ Kloc, Joe (ngày 25 tháng 2 năm 2014). “Wikipedia Is Edited by Bots. That's a Good Thing”. Newsweek. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ Baker, Katie (ngày 31 tháng 10 năm 2013). “Wikipedia's Wobbling (Citation Needed)”. Newsweek. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2014.
  15. ^ Matias, J. Natian (ngày 8 tháng 6 năm 2015). “The Tragedy of the Digital Commons”. The Atlantic. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2016.
  16. ^ Metz, Cade (ngày 1 tháng 12 năm 2015). “Wikipedia Deploys AI to Expand Its Ranks of Human Editors”. Wired. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2016.
  17. ^ Simonite, Tom (ngày 1 tháng 12 năm 2015). “Artificial Intelligence Aims to Make Wikipedia Friendlier and Better”. MIT Technology Review. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy