Bước tới nội dung

Bệnh sán máng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bệnh sán máng
Mụn nước ở cẳng tay do ký sinh trùng Schistosoma chui qua da tạo nên
Chuyên khoabệnh truyền nhiễm
ICD-10B65
ICD-9-CM120
MedlinePlus001321
Patient UKBệnh sán máng
MeSHD012552

Bệnh sán máng (cũng còn gọi là bilharzia, sốt ốc, hay sốt Katayama)[1][2] là bệnh do sán máng (Schistosoma mansoni) gây ra. Bệnh có thể gây nhiễm đường tiết niệu hoặc đường ruột. Triệu chứng có thể bao gồm đau bụng, tiêu chảy, phân có máu, hay máu trong nước tiểu. Ở những người nhiễm bệnh đã lâu thì có thể bị tổn thương gan, suy thận, vô sinh, hay ung thư bàng quang. Ở trẻ thì bệnh có thể làm trẻ phát triển chậm và học tập khó khăn.[3]

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh lây lan qua tiếp xúc với nước có chứa ký sinh trùng. Ký sinh trùng này do ốc nước ngọt bị nhiễm phóng thích ra. Bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ em tại các nước đang phát triển vì chúng hay chơi đùa trong nước bị nhiễm. Các nhóm khác có nguy cơ cao gồm nông dân, ngư dân, và những người dùng nước bị nhiễm trong sinh hoạt hàng ngày.[3] Bệnh thuộc loại bệnh truyền nhiễm.[4] Chẩn đoán bệnh dựa trên phát hiện trứng của ký sinh trùng trong nước tiểu hay phân người. Cũng có thể xác định bệnh qua tìm thấy kháng thể kháng bệnh trong máu.[3]

Phòng ngừa và điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Các biện pháp phòng ngừa bệnh gồm tăng cường tiếp cận nước sạch và giảm số lượng ốc. Ở những vùng có bệnh lưu hành thì có thể điều trị toàn bộ cư dân ngay tức thì và hàng năm bằng thuốc praziquantel. Việc điều trị như vậy nhằm giảm số người bị nhiễm, vì vậy mà giảm lây lan bệnh. Praziquantel cũng được Tổ chức Y tế Thế Giơi khuyến cáo dùng điều trị cho những người được chẩn đoán bị nhiễm bệnh.[3]

Dịch Tễ Học

[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh sán máng gây nhiễm 210 triệu người trên toàn thế giới,[5] và ước tính 12.000[6] đến 200.000 người chết do bệnh mỗi năm.[7] Bệnh thường thấy nhất ở châu Phi, cũng như châu ÁNam Mỹ.[3] Có khoảng 700 triệu người, tại hơn 70 nước, sống ở vùng bệnh lưu hành.[7][8] Bệnh sán máng, chỉ đứng sau sốt rét, là bệnh ký sinh trùng gây tác hại lớn nhất về mặt kinh tế.[9] Từ thời xa xưa cho đến đầu thế kỷ 20, triệu chứng của bệnh sán máng nước tiểu có máu được xem là dạng kinh nguyệt namAi Cập vì vậy được xem là dấu hiệu trưởng thành đối với các chàng trai.[10][11] Bệnh được xếp vào bệnh nhiệt đới bị lãng quên.[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Schistosomiasis (bilharzia)”. NHS Choices. 17 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ “Schistosomiasis”. Patient.co.uk. 2 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ a b c d e “Schistosomiasis Fact sheet N°115”. World Health Organization. tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2014.
  4. ^ “Chapter 3 Infectious Diseases Related To Travel”. cdc.gov. ngày 1 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2014.
  5. ^ Fenwick, A (tháng 3 năm 2012). “The global burden of neglected tropical diseases”. Public health. 126 (3): 233–6. doi:10.1016/j.puhe.2011.11.015. PMID 22325616.
  6. ^ Lozano, R; Naghavi, M; Foreman, K; Lim, S; Shibuya, K; Aboyans, V; Abraham, J; Adair, T; và đồng nghiệp (15 tháng 12 năm 2012). “Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010”. Lancet. 380 (9859): 2095–128. doi:10.1016/S0140-6736(12)61728-0. PMID 23245604.
  7. ^ a b Thétiot-Laurent, SA; Boissier, J; Robert, A; Meunier, B (27 tháng 6 năm 2013). “Schistosomiasis Chemotherapy”. Angewandte Chemie (International ed. in English). 52 (31): 7936–56. doi:10.1002/anie.201208390. PMID 23813602.
  8. ^ “Schistosomiasis A major public health problem”. World Health Organization. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2014.
  9. ^ The Carter Center. “Schistosomiasis Control Program”. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2008.
  10. ^ Kloos, Helmut; Rosalie David (2002). “The Paleoepidemiology of Schistosomiasis in Ancient Egypt” (PDF). Human Ecology Review. 9 (1): 14–25.
  11. ^ Rutherford, Patricia (2000). “The Diagnosis of Schistosomiasis in Modern and Ancient Tissues by Means of Immunocytochemistry”. Chungara, Revista de Antropología Chilena. 32 (1). ISSN 0717-7356.
  12. ^ “Neglected Tropical Diseases”. cdc.gov. ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2014.
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy