Bước tới nội dung

Cephalopholis taeniops

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cephalopholis taeniops
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Chi (genus)Cephalopholis
Loài (species)C. taeniops
Danh pháp hai phần
Cephalopholis taeniops
(Valenciennes, 1828)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Serranus taeniops Valenciennes, 1828

Cephalopholis taeniops là một loài cá biển thuộc chi Cephalopholis trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1828.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: tainía (ταινία; "ruy băng") và óps (ὄψ; "mắt"), hàm ý đề cập đến vệt xanh lam bên dưới mắt ở loài cá này.[1]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

C. taeniops được phân bố dọc theo bờ biển Tây Phi, từ Maroc trải dài về phía nam đến Angola, bao gồm quần đảo Canaria, Cabo Verde, São Tomé và Príncipe ở ngoài khơi Đông Đại Tây Dương.[2][3]

C. taeniops đã theo hải lưu tiến vào Địa Trung Hải, khi một cá thể lần đầu tiên được ghi nhận tại vịnh Sidra (Libya),[4] sau đó đã được ghi nhận thêm lần lượt tại đảo Malta[5]Lampedusa.[6] Ở Malta, C. taeniops nhiều lần được bắt gặp sau đó, và được cho là đã tạo thành một quần thể ổn định ở vùng biển này.[7][8]

C. taeniops sống trên nền đáy cátđá, có thể được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 200 m.[9]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở C. taeniops là 70 cm, nhưng đó là chiều dài quá lớn so với một loài Cephalopholis.[10] Thực tế thì chiều dài lớn nhất thường thấy ở loài này là 40 cm.[9]

Thân có màu đỏ cam, được phủ dày đặc các chấm xanh lam trên toàn thân và các vây. Các vây sẫm đen hơn ở gần biên; rìa vây lưng mềm, vây đuôi và vây hậu môn có viền xanh óng. Ngay dưới mắt có một vệt xanh lam. C. taeniops còn có kiểu hình đen với chấm xanh nhưng ít thấy hơn nhiều so với kiểu hình cam.[10]

Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 15–16; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–10; Số tia vây ở vây ngực: 18–19; Số vảy đường bên: 68–72.[10]

Sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của C. taeniops là các loài cá nhỏ và động vật giáp xác.

Sự phân mảnh môi trường sống của C. taeniopsCabo Verde đã tạo ra sự khác biệt về hình thái ở loài này nhưng không đáng kể.[11]

Thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

C. taeniops là một trong những loài có giá trị thương mại cao nhất ở Cabo Verde.[12] Loài này cũng được Pháp nhập khẩu từ Sénégal.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Perciformes (part 5): Suborder Serranoidei”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Serranus taeniops. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ Rocha, L. A. (2018). Cephalopholis taeniops. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T132820A42691669. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T132820A42691669.en. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ Ben Abdallah, A.; Ben Souissi, J.; Méjri, H.; Capapé, C.; Golani, D. (2007). “First record of Cephalopholis taeniops (Valenciennes) in the Mediterranean Sea” (PDF). Journal of Fish Biology. 71 (2): 610–614. doi:10.1111/j.1095-8649.2007.01504.x. ISSN 0022-1112.
  5. ^ Schembri, Patrick; Tonna, Reno (2011). “Occurrence of the Malabar grouper Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider, 1801) (Actinopterygii, Perciformes, Serranidae), in the Maltese Islands” (PDF). Aquatic Invasions. 6 (Supplement 1): 129–132. doi:10.3391/ai.2011.6.S1.029.
  6. ^ Guidetti, P.; Giardina, F.; Azzurro, E. (2010). “A new record of Cephalopholis taeniops in the Mediterranean Sea, with considerations on the Sicily channel as a biogeographical crossroad of exotic fish” (PDF). Marine Biodiversity Records. 3: e13. doi:10.1017/S1755267210000023. ISSN 1755-2672.
  7. ^ Vella, Noel; Vella, Adriana; Agius Darmanin, Sandra (2016). “Morphological and genetic analyses of the first record of the Niger Hind, Cephalopholis nigri (Perciformes: Serranidae), in the Mediterranean Sea and of the African Hind, Cephalopholis taeniops, in Malta”. Marine Biodiversity Records. 9 (1): 99. doi:10.1186/s41200-016-0101-y. ISSN 1755-2672.
  8. ^ Evans, J.; Schembri, P. J. (2017). “On the occurrence of Cephalopholis hemistiktos and C. taeniops (Actinopterygii, Perciformes, Serranidae) in Malta, with corrections of previous misidentifications”. Acta Ichthyologica et Piscatoria. 47 (2): 197–200. doi:10.3750/AIEP/02064. ISSN 1734-1515.
  9. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Cephalopholis taeniops trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  10. ^ a b c d Phillip C. Heemstra & John E. Randall (1993). “Cephalopholis” (PDF). Vol.16. Groupers of the world (Family Serranidae, Subfamily Epinephelinae). Roma: FAO. tr. 60. ISBN 92-5-103125-8.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ Medina, A.; Brêthes, J.-C.; Sévigny, J.-M. (2008). “Habitat fragmentation and body-shape variation of African hind Cephalopholis taeniops (Valenciennes) in an archipelago system (Cape Verde, eastern Atlantic Ocean)”. Journal of Fish Biology. 73 (4): 902–925. doi:10.1111/j.1095-8649.2008.01986.x.
  12. ^ Lino, Pedro G.; Bentes, Luís; Oliveira, Miguel Tiago; Erzini, Karim; Santos, Miguel Neves (2011). “The African hind's (Cephalopholis taeniops, serranidae) use of artificial reefs off sal island (Cape Verde): a preliminary study based on acoustic telemetry”. Brazilian Journal of Oceanography. 59: 69–76. doi:10.1590/s1679-87592011000500009. ISSN 1679-8759.
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy