Bước tới nội dung

Chùa Phi Lai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chùa Phi Lai
Chùa Phi Lai ở thị trấn Ba Chúc
Vị trí
Quốc giaViệt Nam Việt Nam
Địa chỉthị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Tông pháiTứ Ân Hiếu Nghĩa
Khởi lậpngày 19 tháng 1 năm 1887
Người sáng lậpNgô Lợi cùng các tín đồ
icon Cổng thông tin Phật giáo

Chùa Phi Lai là một tự viện danh tiếng của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và là một di tích lịch sử cấp quốc gia tại An Giang, Việt Nam.

Vị trí, nguồn gốc, thờ cúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chùa Phi Lai nằm đối diện chùa Tam Bửu, tổ đình của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, cách núi Tượng khoảng 200m về hướng Đông, thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Chùa do Ngô Lợi cùng với tín đồ xây dựng vào ngày 19 tháng 1 năm 1877. Và giống như chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai còn phải trùng tu vài lần vì bị thực dân Pháp đến đốt phá (Đạo nạn), mới có được diện mạo như ngày nay.

Theo Sơn Nam: Chùa Phi Lai ở núi Tượng là điện, thờ đấng tối cao là Ngọc Hoàng Huyền khung Cao thượng đế, tượng trưng với tấm vải đỏ, không hình tượng (gọi trần điều). Một bàn thấp hơn dành cho "tứ đại thần châu", tức bốn hòn đảo của cõi tiên. Đúng là tu tiên, đạo Lão...Đạo Phật cổ truyền, với từ bi bác ái, làm lành lánh dữ không đủ sức mạnh thúc giục tín đồ đứng lên võ trang khởi nghĩa. Phải thêm bùa phép, (nhưng) quanh quẩn chỉ là "sái đậu thành binh", "tận thế", "súng bắn không lủng", "âm dương ngũ hành", bùa phép Năm ông...Người dân mất nước đã phản ứng trước những gì thực dân đem đến...[1]

Thảm sát

[sửa | sửa mã nguồn]
Một trong những vết máu trên tường chùa Phi Lai.

Ba giờ chiều ngày 20 tháng 4 năm 1978, nhằm ngày rằm tháng 3 năm Mậu Ngọ, quân đội của Pôn Pốt (Campuchia) vượt biên giới, tràn vào chùa Phi Lai. Quân Pôn Pốt bắn xối xả, tung lựu đạn giết chết tại chỗ hơn 80 người. Những người dân hốt hoảng tháo chạy ra cửa, bị quân Pôn Pốt dùng cây đập vào đầu hoặc bắn chết hơn 100 người nữa. Có 40 người đang ẩn trốn dưới bàn Phật, cũng bị tung lựu đạn làm chết 39 người, chỉ một phụ nữ còn sống sót nhờ nép trong góc và nhờ những xác người che chắn.

Sau khi chạy lánh nạn, ngày 30 tháng 4 năm 1978, người dân Ba Chúc gồng gánh trở về. Vào chùa Phi Lai, họ thấy rất nhiều vết máu in trên tường vách. Phía trước chính điện, máu lẫn nước vàng cao 0,2m. Khắp nơi mùi tử khí bốc lên nồng nặc, bởi rất nhiều xác chết nằm ngồi đủ kiểu, đang thối rữa...

Theo Bia Căm thù Ba Chúc, số người bị thảm sát là 3.157 người dân thường. Một số bị giết ở các chùa, một số bị giết ở nhiều nơi khác. Hiện nay Nhà Mồ Ba Chúc trưng bày 1.159 bộ hài cốt, số còn lại đã được thân nhân đem chôn, hoặc nằm lại trong những hang sâu trên núi Tượng...[2]

Vào ngày 10 tháng 7 năm 1980, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai và Nhà Mồ, là ba điểm tiêu biểu nằm trong Khu chứng tích tội ác diệt chủng Pôn Pốt, tại Ba Chúc, được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trích Lịch sử An Giang, Nhà xuất bản Tổng hợp An Giang, 1988, tr.76,77, 82.
  2. ^ Ngày tháng, con số thương vong trong vụ thảm sát Ba Chúc, dựa theo Địa chí An Giang tập 2, UBND tỉnh An Giang, 2007, tr.300 - 301.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Một số bài viết liên quan đến chùa miếu ở An Giang
Chùa Linh SơnMiếu Bà Chúa XứChùa Phật LớnChùa Ông BắcChùa Tây AnĐình Mỹ PhướcChùa Giồng ThànhChùa Phước ĐiềnChùa Phi Lai, Chùa Tam BửuĐền thờ Quản cơ Trần Văn ThànhĐình Châu PhúChùa Xà Tón
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy