Chandragupta Maurya
Chandragupta Maurya | |
---|---|
Vua Ấn Độ | |
Vua của đế quốc Maurya | |
Tại vị | 321–297 TCN |
Tiền nhiệm | Triều đại được thành lập |
Kế nhiệm | Bindusara |
Thông tin chung | |
Sinh | 340 TCN Pataliputra (nay thuộc Bihar) |
Mất | Khoảng 293 TCN (47–48 tuổi) Shravanabelagola, Karnataka |
Thê thiếp |
|
Hoàng tộc | Nhà Maurya |
Thân phụ | Chandravandan |
Thân mẫu | Mura |
Tôn giáo | Ấn Độ giáo, Kỳ-na giáo |
Các vua Maurya (322 TCN – 180 TCN) | |
Chandragupta | (322–297 TCN) |
Bindusara | (297-273 TCN) |
Ashoka | (272/268–232 TCN) |
Dasharatha | (232–224 TCN) |
Samprati | (224–215 TCN) |
Shalishuka | (215–202 TCN) |
Devavarman | (202–195 TCN) |
Shatadhanvan | (195–187 TCN) |
Brihadratha | (187–180 TCN) |
Pushyamitra |
(180–149 TCN) |
Chandragupta Maurya (340 TCN – 293 TCN) là vua sáng lập vương triều Maurya trong lịch sử Ấn Độ cổ, trị vì từ khoảng 321 TCN[1] đến 297 TCN.[2] Tên ông được các tài liệu Hy Lạp và Latinh đề cập như Sandrokuptos (Σανδρόκυπτος), Sandrokottos (Σανδρόκοττος) hay Androcottus.[3]
Trước khi Chandragupta lên nắm quyền, miền tây bắc Ấn Độ nằm dưới sự thống trị của người Hy Lạp trong khi vương triều Nanda hùng cứ ở đồng bằng sông Ấn-Hằng.[4] Năm 323 TCN, Chandragupta xây dựng lực lượng đánh bại các thống đốc của người Hy Lạp ở miền tây bắc. Tiếp theo đó ông hạ bệ vua Nanda năm 321 TCN rồi khởi lập triều đại Maurya.
Năm 304 TCN ông chặn đứng một cuộc xâm lược của quân đội Syria do vua Seleukos I Nikator chỉ huy. Kết quả là Seleukos phải ký hoà ước, nhượng vùng Balochistan và gả công chúa cho Chandragupta đổi lấy 500 thớt voi.[5] Seleukos còn gửi sứ thần Megasthenes đến thực hiện các nghi thức giao hảo tại thủ đô Pataliputta (Hoa Thị) của Chandragupta, mà đến nay những tấu chương của Megasthenes vẫn tồn tại.[5]
Sau một loạt cuộc chinh phạt, Chandragupta đã trị vì trên một đế quốc rộng lớn, trải dài từ Bengal và Assam ở phía đông[6] tới Afghanistan và Balochistan ở phía tây, tới Kashmir và Nepal ở phía bắc,[7] và tới Cao nguyên Deccan ở phía tây,[8] kiểm soát được hầu hết Ấn Độ. Điều này khiến ông được người đời xem là ông vua thực thụ đầu tiên cai quản hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ.[9]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Lịch sử Ấn Độ
- Ashoka
- Bindusara
- Dasaratha Maurya
- Chanakya
- Gupta
- Arthashastra
- Danh sách vua Ấn Độ
- Nghệ thuật Maurya
- Người Hy-Bactria
- Vương quốc Ấn-Hy
- Quân đội Macedonia cổ đại
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hermann Kulke & Rothermund, Dietmar (1998) [1986]. A History of India . London: Routledge. tr. 59. ISBN 0-415-15481-1 Kiểm tra giá trị
|isbn=
: giá trị tổng kiểm (trợ giúp).Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) - ^ Kulke and Rothermund 1998:62
- ^ William Smith (ed), Dictionary of Greek and Roman Biography and Mythology, 1870, Vol 3 p.705-6 Lưu trữ 2007-10-18 tại Wayback Machine
- ^ Shastri, Nilakantha (1967). Age of Nandas and Mauryas. Delhi: Motilal Banarsidass. tr. 26. ISBN 81-208-0465-1. Đã bỏ qua văn bản “Second Edition” (trợ giúp); Chú thích có tham số trống không rõ:
|unused_data=
(trợ giúp) - ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2009.
- ^ Bruce Vaughn (2004). "Indian Geopolitics, the United States and Evolving Correlates of Power of Asia", Geopolitics 9 (2), tr.440-459.
- ^ H. Goetz (1955). "Early Indian Sculptures from Nepal", Artibus Asiae 18 (1), tr.61-74.
- ^ The Span of the Mauryan Empire, Kamat's Potpurri, đã được truy cập ngày 9/9/2007
- ^ Boesche, Roger (2003 áng 1). “[http://muse.jhu.edu/demo/journal_of_military_history/v067/67.1boesche.pdf Kautilya's Arthaśāstra on War and Diplomacy in Ancient India”. The Journal of Military History. 67 (1): 9–37. doi:10.1353/jmh.2003.2006. ISSN 0899-3718. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|year=
(trợ giúp); Liên kết ngoài trong|title=
(trợ giúp) Theo các tư liệu của Kỳ-na giáo, triều đại Chandragupta chấm dứt khi ông ta nhường ngôi cho con là Bindusara và lui về tu tập theo Kỳ-na giáo..