Bước tới nội dung

HMCS Iroquois (G89)

HMCS Iroquois
HMCS Iroquois
Tàu khu trục HMCS Iroquois (G89)
Lịch sử
Royal Canadian Navy JackCanada
Tên gọi HMCS Iroquois (G89)
Đặt tên theo Iroquois
Đặt lườn 19 tháng 9 năm 1940
Hạ thủy 23 tháng 9 năm 1941
Nhập biên chế 30 tháng 11 năm 1942
Xuất biên chế 22 tháng 2 năm 1946
Số phận Tháo dỡ, 24 tháng 10 năm 1962
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục Tribal
Trọng tải choán nước
  • 1.850 tấn Anh (1.880 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.520 tấn Anh (2.560 t) (đầy tải)
Chiều dài 377 ft (115 m) (chung)
Sườn ngang 36,5 ft (11,1 m)
Mớn nước 9 ft (2,7 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons;
  • 3 × nồi hơi ống nước Admiralty;
  • 2 × trục;
  • công suất 44.000 shp (33.000 kW)
Tốc độ 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph)
Tầm xa 5.700 nmi (10.560 km; 6.560 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Tầm hoạt động 524 tấn Anh (532 t) dầu
Thủy thủ đoàn tối đa 190 (219 trong vai trò soái hạm)
Vũ khí

list error: mixed text and list (help)
như thiết kế:

Cải biến sau chiến tranh:

  • 4 x pháo QF 4 inch Mk XVI (2x2);
  • 2 x pháo 3 inch/50 Mk. 33 (1x2);
  • 4 x pháo phòng không Bofors 40 mm/56 (4x1);
  • 4 x ống phóng ngư lôi 21 inch Mk. IX (1x4);
  • 2 x súng cối Squid chống tàu ngầm

HMCS Iroquois (G89/DDE 217) là một tàu khu trục lớp Tribal được Anh Quốc chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Canada trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Canada mang cái tên này.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ đầu năm 1944, Iroquois đã hoạt động tích cực trong khu vực eo biển Manche trước và sau Chiến dịch Overlord, đánh chìm hay làm hư hại một số tàu đối phương.[1] Nó đã cùng tàu chị em Haida gặp gỡ tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lực lượng Pháp tự do Jeanne d'Arc, vốn khởi hành từ Algiers đi đến Cherbourg chuyên chở Chính phủ lâm thời Pháp.[1] Sau đó nó hộ tống cho chiếc tàu biển chở hành khách RMS Queen Mary đưa Thủ tướng Winston Churchill đi dự Hội nghị Quebec thứ hai.[1] Nó tiếp tục hộ tống các đoàn tàu vận tải đi sang Nga cho đến tháng 5 năm 1945, khi Đức đầu hàng.[1]

Iroquois đã tham gia hộ tống các tàu chiến Anh giải phóng Na Uy, rồi cùng các tàu tuần dương Anh Dido, Devonshire và tàu khu trục Savage đi đến Copenhagen, rồi hướng đến Wilhelmshaven để hộ tống cho các tàu tuần dương Đức Prinz EugenNürnberg đầu hàng.[1] Sau đó, nó quay trở về cảng Halifax, Nova Scotia để tái trang bị nhiệt đới hóa nhằm hoạt động tại Viễn Đông, nhưng công việc bị hủy bỏ do Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, và nó được đưa về lực lượng dự bị.[1]

Sau khi Thế Chiến II kết thúc, Iroquois còn tiếp tục phục vụ ngoài khơi bán đảo Triều Tiên trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, dưới quyền chỉ huy của William Landymore.[2]:1173 Vào ngày 2 tháng 10 năm 1952, con tàu bị hỏa lực pháo phòng thủ duyên hải đối phương bắn trúng, làm thiệt mạng ba người và bị thương 10 người khác. Đó là thiệt hại nhân mạng duy nhất của trong cuộc xung đột này.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Mason, Geoffrey B. (2003). “HMS Iroquois. naval-history.net. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2008.
  2. ^ Milner, Marc. "Landymore, William Moss", in The Canadian Encyclopedia (Edmonton: Hurtig Publishers, 1988), Volume 2
  3. ^ “Historical Calendar–1952”. Land of the Morning Calm: Canadians in Korea 1950–1953. Veterans Affairs Canada. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2012.[liên kết hỏng]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới HMCS Iroquois (Tribal class) tại Wikimedia Commons


pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy