Ian Paice
Ian Paice | |
---|---|
Thông tin nghệ sĩ | |
Tên khai sinh | Ian Anderson Paice |
Sinh | 29 tháng 6, 1948 Nottingham, Anh |
Thể loại | Hard rock, heavy metal, blues rock, progressive rock |
Nghề nghiệp | Nhạc công, sáng tác bài hát, nhà sản xuất |
Nhạc cụ | Trống, bộ gõ |
Năm hoạt động | 1958–nay |
Ian Anderson Paice (sinh ngày 29 tháng 6 năm 1948) là một nhạc công người Anh, nổi danh nhất với vai trò tay trống và thành viên sáng lập sót lại cuối cùng của ban nhạc rock người Anh Deep Purple. Ông được xem là một trong những tay trống xuất sắc nhất mọi thời đại.[1]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Những năm đầu đời
[sửa | sửa mã nguồn]Sinh ra tại Nottingham trước khi chuyển tới miền nam lúc còn bé, Paice có được bộ trống đầu tiên vào năm 15. Ông bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp vào đầu thập niên 1960 với vai trò tay trống trong ban nhạc dance của cha mình. Ban nhạc đầu tiên mà ông hoạt động tên là Georgie & the Rave-Ons, sau đổi tên thành Shindigs; họ phát hành đĩa đơn đầu tay vào năm Paice 17 tuổi cùng George Adams. Năm 1966 Paice gia nhập MI5, rồi nhóm sớm đổi tên thành the Maze. Dù chủ yếu hoạt động là một ban nhạc chơi tại câu lạc bộ, the Maze đã cho ra đời một số đĩa đơn, thu nhạc nhiều ở Ý và Pháp.
Deep Purple
[sửa | sửa mã nguồn]The Maze có sự tham gia của Rod Evans; anh cùng Paice đã thành lập đội hình sáng lập của Deep Purple vào tháng 3 năm 1968. Evans trả lời một tờ tuyển mộ ở vị trí hát chính mà ban quản lý của Deep Purple đăng, và xuất hiện trong buổi thử giọng với Ian Paice. Vì Bobby Woodman (tay trống lựa chọn đầu tiên của Deep Purple) thể hiện sự không vui với định hướng của ban, nhóm đã vội vàng sắp xếp một buổi diễn thử cho Paice, với nghệ sĩ guitar Ritchie Blackmore là người cầm trịch.[2] Trong buổi phỏng vấn sau này, Blackmore kể: "Tôi đã tìm kiếm Ian Paice trong khoảng một năm sau khi thấy anh ấy diễn ở Hamburg. Anh ấy là một tay trống cừ khôi. Và là chiếc mô tô của ban nhạc". Trước khi có mặt ở đội hình hiện tại, Deep Purple đã trải qua nhiều lần thay đổi nhân sự từ ngày thành lập, và Paice trở thành thành viên đội sáng lập cuối cùng sót lại trong ban nhạc tính tới ngày nay.[3] Trong thời gian này, Paice tham gia vào các dự án ghi nháp cho nhà sản xuất nhạc Derek Lawrence.
Whitesnake
[sửa | sửa mã nguồn]Sau khi Deep Purple tan rã, Paice tiếp tục lập một nhóm nhạc mới tên là Paice Ashton Lord vào năm 1976. Ban nhạc còn có sự tham gia hoạt động của ca sĩ/nghệ sĩ piano Tony Ashton, nghệ sĩ organ Jon Lord của Deep Purple, nghệ sĩ guitarist/giọng ca Bernie Marsden và nghệ sĩ bass Paul Martinez; ông thu âm một album (Malice in Wonderland) và chỉ chơi vỏn vẹn 5 liveshow. Paice Ashton Lord bị tạm ngừng hoạt động vào năm 1977, giữa chừng thu âm album thứ hai của nhóm. Sau đấy nhóm tan rã, được cho là vì Tony Ashton chỉ cảm thấy ở nhà khi chơi các liveshow tại những câu lạc bộ nhỏ.
Tháng 8 năm 1979, Paice nhận lời mời của David Coverdale Để gia nhập Whitesnake trong tour diễn ở Nhật quảng bá cho album Lovehunter. Ông ở cùng ban nhạc trong gần 3 năm. Ông xuất hiện trong các album của Whitesnake gồm Ready an' Willing (1980), Live...in the Heart of the City (1980), Come an' Get It (1981) và Saints & Sinners (1982).
Danh sách đĩa nhạc
[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Deep Purple's Ian Paice on Rock Hall Induction: 'At Last!'”. Rolling Stone. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2017.
- ^ Robinson, Simon (tháng 7 năm 1983). “Nick Simper Interview from "Darker than Blue", July 1983”. Darker than Blue. Nick Simper official website. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2014.
- ^ “Ritchie Blackmore - Recalls Life with Deep Purple”. Guitar.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2018.