Bước tới nội dung

Phá hủy sinh cảnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Mất môi trường sống)
Bản đồ các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới, tất cả đều bị đe dọa nặng nề do mất và suy thoái sinh cảnh

Phá hủy sinh cảnh (còn được gọi là mất sinh cảnhgiảm sinh cảnh) là quá trình mà sinh cảnh tự nhiên không còn khả năng hỗ trợ các loài bản địa của nó. Những sinh vật từng sinh sống tại nơi đây bị di dời hoặc chết, do đó làm giảm đa dạng sinh họcđộ phong phú của loài.[1][2] Phá hủy sinh cảnh là nguyên nhân hàng đầu gây mất đa dạng sinh học.[3] Phân mảnh và mất sinh cảnh đã trở thành một trong những đề tài nghiên cứu sinh thái học quan trọng nhất vì chúng là những mối đe dọa lớn đối với sự tồn tại của các loài có nguy cơ tuyệt chủng.[4]

Những hoạt động như khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất công nghiệp và đô thị hóa là những hành vi của con người góp phần phá hủy sinh cảnh. Áp lực từ nông nghiệp là nguyên nhân chính của con người. Một số khác gồm có khai thác mỏ, khai thác gỗ, giăng lưới bắt cáphát triển đô thị. Phá hủy sinh cảnh hiện được xem là nguyên nhân chính gây tuyệt chủng của các loài trên toàn thế giới.[5] Những yếu tố môi trường có thể gián tiếp góp phần phá hủy sinh cảnh. Các quá trình địa chất, biến đổi khí hậu,[2] du nhập loài xâm lấn, cạn kiệt chất dinh dưỡng của hệ sinh thái, ô nhiễm nướctiếng ồn là một số ví dụ. Mất sinh cảnh có thể xảy ra trước phân mảnh sinh cảnh đầu tiên.

Những nỗ lực giải quyết tình trạng phá hủy sinh cảnh nằm trong các cam kết chính sách quốc tế, được trình bày trong Mục tiêu Phát triển Bền vững 15 "Sự sống trên đất liền" và Mục tiêu Phát triển Bền vững 14 "Sự sống dưới nước". Tuy nhiên, báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc về "Làm hòa với thiên nhiên" được công bố vào năm 2021 cho thấy rằng hầu hết những nỗ lực này đã không đạt được các mục tiêu mà quốc tế đã nhất trí.[6]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Calizza, Edoardo; Costantini, Maria Letizia; Careddu, Giulio; Rossi, Loreto (17 tháng 6 năm 2017). “Effect of habitat degradation on competition, carrying capacity, and species assemblage stability”. Ecology and Evolution. Wiley. 7 (15): 5784–5796. doi:10.1002/ece3.2977. ISSN 2045-7758. PMC 5552933. PMID 28811883.
  2. ^ a b Sahney, S; Benton, Michael J.; Falcon-Lang, Howard J. (1 tháng 12 năm 2010). “Rainforest collapse triggered Pennsylvanian tetrapod diversification in Euramerica” (PDF). Geology. 38 (12): 1079–1082. Bibcode:2010Geo....38.1079S. doi:10.1130/G31182.1. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2010 – qua GeoScienceWorld.
  3. ^ Marvier, Michelle; Kareiva, Peter; Neubert, Michael G. (2004). “Habitat Destruction, Fragmentation, and Disturbance Promote Invasion by Habitat Generalists in a Multispecies Metapopulation”. Risk Analysis. 24 (4): 869–878. doi:10.1111/j.0272-4332.2004.00485.x. ISSN 0272-4332. PMID 15357806. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ WIEGAND, THORSTEN; REVILLA, ELOY; MOLONEY, KIRK A. (tháng 2 năm 2005). “Effects of Habitat Loss and Fragmentation on Population Dynamics”. Conservation Biology. 19 (1): 108–121. doi:10.1111/j.1523-1739.2005.00208.x. ISSN 0888-8892.
  5. ^ Pimm & Raven, 2000, pp. 843–845.
  6. ^ United Nations Environment Programme (2021). Making Peace with Nature: A scientific blueprint to tackle the climate, biodiversity and pollution emergencies. Nairobi. https://www.unep.org/resources/making-peace-nature Lưu trữ 2021-03-23 tại Wayback Machine

Tài liệu tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy