Maximilian von Weichs
Maximilian von Weichs | |
---|---|
Sinh | Dessau, Đế quốc Đức | 12 tháng 11 năm 1881
Mất | 27 tháng 9 năm 1954 Bonn, Tây Đức | (72 tuổi)
Thuộc | German Empire Weimar Republic Nazi Germany |
Quân chủng | Army (Wehrmacht) |
Năm tại ngũ | 1900–1945 |
Cấp bậc | Thống chế Lục quân (Generalfeldmarschall) |
Chỉ huy | 1st Panzer Division XIII Corps 2nd Army Army Group B Army Group F OB Südost |
Tham chiến | Thế chiến thứ nhất Thế chiến thứ hai |
Tặng thưởng | Knight's Cross of the Iron Cross with Oak Leaves |
Chữ ký |
Maximilian Maria Joseph Karl Gabriel Lamoral Reichsfreiherr von und zu Weichs an der Glon (12 tháng 11 năm 1881 - 27 tháng 9 năm 1954) là một thống chế Wehrmacht của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
Xuất thân trong một gia đình quý tộc Đức, Weichs gia nhập lực lượng kỵ binh Bayern vào năm 1900 và tham chiến trong Thế chiến thứ nhất . Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, ông giữ quyền chỉ huy Quân đoàn XIII trong cuộc xâm lược Ba Lan. Sau đó, ông là chỉ huy Tập đoàn quân số 2 trong các cuộc xâm lược Pháp, Nam Tư và Liên Xô.
Tháng 8 năm 1942, với Chiến dịch Blau, tái khởi động cuộc tấn công của Đức tại phía Tây Nam Liên Xô, Weichs được bổ nhiệm làm chỉ huy của Cụm tập đoàn quân B. Năm 1944, Weichs chỉ huy Cụm tập đoàn quân F ở Balkan, giám sát việc quân Đức rút lui khỏi Hy Lạp và phần lớn Nam Tư. Trong Phiên tòa Nuremberg, Weichs bị cáo buộc dính líu đến tội ác chiến tranh ở Balkan và được lên kế hoạch tham gia Phiên tòa xét xử Con tin của Quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ông đã bị loại khỏi thủ tục tố tụng vì "lý do y tế" mà không bị đem ra xét xử hoặc kết án.
Thiếu thời và sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Thế chiến thứ nhất
[sửa | sửa mã nguồn]Sinh năm 1881 trong một gia đình quý tộc, Maximilian von Weichs gia nhập lực lượng kỵ binh Bayern năm 1900 và tham gia Thế chiến thứ nhất với tư cách là một sĩ quan tham mưu. Sau chiến tranh, ông ở lại tham gia cùng tổ chức Reichswehr mới được thành lập, nơi ông làm việc tại một số vị trí của Bộ Tổng tham mưu.
Giữa hai cuộc chiến
[sửa | sửa mã nguồn]Được chuyển từ Sư đoàn kỵ binh 3 sang chỉ huy Sư đoàn thiết giáp số 1 của Đức khi được thành lập vào tháng 10 năm 1935, ông đã chỉ huy đơn vị trong các cuộc diễn tập, gây được ấn tượng với Tổng tư lệnh Lục quân Werner von Fritsch.[1] Phong cách quý tộc và kỵ sĩ của Weichs đã chứng minh ảnh hưởng liên tục của những nét tinh hoa này trong công cuộc hiện đại hóa quân đội của Đức. [2] Tháng 10 năm 1937, ông trở thành chỉ huy của Quân đoàn 13, sau đó phục vụ trong sự kiện sát nhập Sudetenland của Đức vào năm 1938.
Thế chiến thứ hai
[sửa | sửa mã nguồn]Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược Ba Lan của Đức khơi mào Thế chiến thứ hai vào năm 1939, Weichs được bổ nhiệm làm chỉ huy Binh đoàn "Weichs", một đơn vị thành lập lâm thời cấp quân đoàn mang tên ông. Sau khi Ba Lan đầu hàng, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 2, một bộ phận của Cụm tập đoàn quân A do Gerd von Rundstedt chỉ huy ở mặt trận phía Tây. Sau Trận chiến nước Pháp, ông được tặng thưởng Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ và được thăng cấp Đại tướng. Dẫn đầu đạo quân thuộc quyền, Weichs tham gia Chiến dịch Balkan, và để chuẩn bị cho Chiến dịch Barbarossa, ông được giao chỉ huy Tập đoàn quân số 2 như một bộ phận của Cụm tập đoàn quân Trung tâm do Fedor von Bock chỉ huy. Ông chỉ huy Tập đoàn quân số 2 vào năm 1941 qua Trận Kiev, Trận Smolensk, và sau đó đến Vyazma và Bryansk.
Năm 1942, trong Chiến dịch Blau, Weichs được giao chỉ huy Cụm tập đoàn quân B mới được thành lập.[3] Cụm tập đoàn quân B bao gồm Tập đoàn quân số 2 của Salmuth, Tập đoàn quân thiết giáp số 4 của Hoth và Tập đoàn quân số 6 của Paulus. Ngoài các tập đoàn quân Đức, Cụm tập đoàn quân B gồm Tập đoàn quân số 2 Hungary, Tập đoàn quân số 8 Ý, Tập đoàn quân số 3 và 4 Romania. Tập đoàn quân 6 được giao nhiệm vụ đánh chiếm thành phố Stalingrad và phụ trách chiến tuyến với chiều dài khoảng 800 km.
Tuy nhiên, Chiến dịch Sao Thiên Vương của Liên Xô đã chọc thủng cánh quân Romania ở hai bên sườn mũi tiến công của quân Đức, cắt đứt nối kết và bao vây Tập đoàn quân 6 bên trong Stalingrad. Trước tình hình nguy cấp, Weichs đã đề nghị cho quân Đức rút lui nhưng không được Hitler đồng ý. Sau đó, Weichs bị tước quyền chỉ huy, Cụm tập đoàn quân B bị giải thể và những phần còn lại của nó được hợp nhất vào Cụm tập đoàn quân Sông Don mới thành lập, do Manstein chỉ huy.
Mặc dù vậy, Weichs vẫn được thăng cấp Thống chế vào ngày 1 tháng 2 năm 1943. Tháng 8 năm 1943, Weichs được bổ nhiệm làm Tư lệnh Cụm tập đoàn quân F tại Balkan, chỉ đạo các hoạt động chống các nhóm du kích địa phương. Từ tháng 8 năm 1943, Weichs giữ chức vụ Tổng tư lệnh phía Đông Nam (OB Südost), chỉ huy lực lượng quân Đức chiếm đóng Hy Lạp và Balkan (Nam Tư, Albania và Thrace). [4] Tháng 4 năm 1944, Weichs được bổ nhiệm vào chức vụ chỉ huy lực lượng quân Đức đóng tại Hungary. [5] Cuối năm 1944, ông giám sát việc quân Đức rút lui khỏi Hy Lạp và phần lớn Nam Tư.
Weichs nghỉ hưu vào ngày 25 tháng 3 năm 1945 và bị quân đội Mỹ bắt giữ vào tháng 5. Trong các phiên tòa Nuremberg, Weichs bị cáo buộc có liên can đến các tội ác chiến tranh đã gây ra trong khi đàn áp các nhóm du kích tại các vùng chiếm đóng. Tuy nhiên, ông đã bị loại khỏi Phiên tòa xét xử Con tin của Quân đội Hoa Kỳ vì lý do y tế mà không bị đưa ra xét xử hay kết án.
Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]- Thập tự Sắt năm 1914 hạng 2 (20 tháng 9 năm 1914) & hạng 1 (12 tháng 11 năm 1915) [6]
- Kẹp Thập tự Sắt năm 1939 hạng 2 (18 tháng 9 năm 1939) & hạng 1 (29 tháng 9 năm 1939) [6]
- Chữ thập Hiệp sĩ với Cành sồi
Quân hàm
[sửa | sửa mã nguồn]- Thiếu tướng (Generalmajor): 1 tháng 4 năm 1933;
- Trung tướng (Generalleutnat): tháng 5 năm 1935;
- Thượng tướng Kỵ binh (General der Kavallerie): tháng 9 năm 1937;
- Đại tướng (Generaloberst): 19 tháng 7 năm 1940;
- Thống chế (Generalfeldmarschall): 1 tháng 2 năm 1943
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Trích dẫn
- ^ Showalter 2009, tr. 47.
- ^ Showalter 2009, tr. 59.
- ^ Adam, Wilhelm; Ruhle, Otto (2015). With Paulus at Stalingrad. Tony Le Tissier biên dịch. Pen and Sword Books Ltd. tr. 25. ISBN 9781473833869.
- ^ Brett-Smith 1977, tr. 172"From August 1943 von Weichs, now a field-marshal, was C-in-C Yugoslavia, Albania, and Thrace, with headquarters first in Belgrade and — from 5 October 1944 — at Vukovar."
- ^ Wistrich 2002, tr. 272.
- ^ a b Thomas 1998, p. 422.
- ^ a b Scherzer 2007, p. 772.
Thư mục
- Goda, Norman (2005). “Black Marks: Hitler's Bribery of his Senior Officers During World War II”. Trong Kreike, Emmanuel; Jordan, William Chester (biên tập). Corrupt Histories. Toronto: Hushion House. tr. 96–137. ISBN 978-1-58046-173-3. Originally published as: Goda, Norman (tháng 6 năm 2000). “Black Marks: Hitler's Bribery of his Senior Officers During World War II”. The Journal of Modern History. 72 (2): 413–452. doi:10.1086/315994. S2CID 154044694.
- Hürter, Johannes (2006). Hitlers Heerführer - Die deutschen Oberbefehlshaber im Krieg gegen die Sowjetunion 1941/42 (bằng tiếng Đức). München, Germany: Oldenbourg: Oldenbourg. ISBN 978-3-486-57982-6.
- Megargee, Geoffrey P. (2000). Inside Hitler's High Command. Lawrence, Kansas: Kansas University Press. ISBN 0-7006-1015-4.
- Scherzer, Veit (2007). Die Ritterkreuzträger 1939–1945 Die Inhaber des Ritterkreuzes des Eisernen Kreuzes 1939 von Heer, Luftwaffe, Kriegsmarine, Waffen-SS, Volkssturm sowie mit Deutschland verbündeter Streitkräfte nach den Unterlagen des Bundesarchives [The Knight's Cross Bearers 1939–1945 The Holders of the Knight's Cross of the Iron Cross 1939 by Army, Air Force, Navy, Waffen-SS, Volkssturm and Allied Forces with Germany According to the Documents of the Federal Archives] (bằng tiếng Đức). Jena, Germany: Scherzers Militaer-Verlag. ISBN 978-3-938845-17-2.
- Showalter, Dennis E. (2009). Hitler's Panzers: The Lightning Attacks That Revolutionized Warfare. New York: Berkley. ISBN 978-0-425-23004-6.
- Stahel, David (2015). The Battle for Moscow. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 978-1-107-08760-6.
- Thomas, Franz (1998). Die Eichenlaubträger 1939–1945 Band 2: L–Z [The Oak Leaves Bearers 1939–1945 Volume 2: L–Z] (bằng tiếng Đức). Osnabrück, Germany: Biblio-Verlag. ISBN 978-3-7648-2300-9.
- Wistrich, Robert S. (2002). Who's who in Nazi Germany. Psychology Press. ISBN 978-0-415-26038-1.
- Brett-Smith, Richard (1977). Hitler's generals. Presidio Press. ISBN 978-0-89141-044-7.