Bước tới nội dung

Năm ngân hà

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quỹ đạo gần đúng của Mặt Trời (vòng tròn màu vàng) xung quanh tâm Ngân Hà
Quỹ đạo gần đúng của Mặt Trời (vòng tròn màu vàng) xung quanh tâm Ngân Hà

Năm ngân hà, còn được gọi là năm vũ trụ, là khoảng thời gian thời gian cần thiết để Mặt Trời quay đủ một vòng trên quỹ đạo của nó xung quanh trung tâm của Ngân Hà.[1] Các ước tính khoảng thời gian của một vòng quỹ đạo nằm trong khoảng từ 225 đến 250 triệu năm Trái Đất.[2] Hệ Mặt Trời đang di chuyển với tốc độ trung bình 828.000 km/h (230 km/giây) hoặc 514.000 dặm/giờ (143 dặm/giây) trên quỹ đạo của nó quanh trung tâm Ngân Hà,[3] tốc độ mà một vật thể có thể bay vòng quanh xích đạo Trái Đất trong 2 phút 54 giây; tốc độ đó tương ứng với khoảng 1/1300 tốc độ ánh sáng.

Năm ngân hà cung cấp một đơn vị có thể sử dụng thuận tiện để mô tả các khoảng thời gian vũ trụ và địa chất cùng nhau. Ngược lại, thang đo "tỷ năm" không cho phép phân biệt hữu ích giữa các sự kiện địa chất và thang đo "triệu năm" đòi hỏi những con số khá lớn.[4].

Niên biểu của vũ trụ và lịch sử Trái Đất theo ngân hà của chúng ta

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách sau đây giả định rằng 1 năm thiên hà là 225 triệu năm Trái Đất.

Khoảng 64,2 năm ngân hà trước Vụ Nổ Lớn Big Bang
Khoảng 54 năm ngân hà trước Sự ra đời của dải Ngân Hà
20,44 năm ngân hà trước Sự ra đời của Mặt Trời
17–18 năm ngân hà trước Nước biển trên Trái Đất xuất hiện sau vài cơn mưa hàng năm
16,889 năm ngân hà trước Sự sống bắt đầu trên Trái Đất
15,555 năm ngân hà trước Sinh vật nhân sơ xuất hiện
12 năm ngân hà trước Vi khuẩn xuất hiện
10 năm ngân hà trước Các châu lục ổn định xuất hiện
6,8 năm ngân hà trước Sinh vật đa bào xuất hiện
6,666 năm ngân hà trước Sinh vật nhân chuẩn xuất hiện
2,4 năm ngân hà trước Bùng nổ kỷ Cambri xảy ra
2 năm ngân hà trước Cấu trúc não đầu tiên xuất hiện ở giun
1,1 năm ngân hà trước Tuyệt chủng kỷ Permi-Trias
0,2935 năm ngân hà trước Tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen
Hiện nay
1 năm ngân hà kể từ hiện nay Tất cả các lục địa trên Trái Đất có thể hợp nhất thành một siêu lục địa. Ba sự sắp xếp tiềm năng của cấu hình này đã được đặt tên là Amasia, NovopangaeaPangea Ultima.[5]
2-3 năm ngân hà kể từ hiện nay Gia tốc thủy triều di chuyển Mặt Trăng đủ xa Trái Đất đến mức nhật thực toàn phần không còn có thể xảy ra.
4 năm ngân hà kể từ hiện nay Nồng độ cacbon dioxide giảm xuống tới mức mà quá trình quang hợp C4 không còn có thể. Sự sống đa bào chết đi.[6]
12 năm ngân hà kể từ hiện nay Từ trường của Trái Đất tắt và các hạt tích điện phát ra từ Mặt Trời dần làm cạn kiệt bầu khí quyển
15 năm ngân hà kể từ hiện nay Các điều kiện bề mặt trên Trái Đất có thể so sánh với các điều kiện trên Sao Kim hiện nay
22 năm ngân hà kể từ hiện nay Ngân Hà và thiên hà Andromeda (thiên hà Tiên Nữ) bắt đầu va chạm
25 năm ngân hà kể từ hiện nay Mặt Trời phun ra một tinh vân hành tinh, để lại một sao lùn trắng
30 năm ngân hà kể từ hiện nay Ngân Hà và Andromeda hoàn thành việc sáp nhập thành một thiên hà hình elip khổng lồ có tên gọi là Milkomeda hoặc Milkdromeda.[7]
500 năm ngân hà kể từ hiện nay Sự giãn nở của vũ trụ làm cho tất cả các thiên hà nằm ngoài Nhóm Địa phương của dải Ngân Hà biến mất ngoài đường chân trời ánh sáng vũ trụ, loại bỏ chúng khỏi vũ trụ quan sát được.[8]
2000 năm ngân hà kể từ hiện nay Nhóm Địa phương gồm 47 thiên hà[9] hợp lại thành một thiên hà lớn duy nhất.[10]
Trực quan hóa quỹ đạo của Mặt Trời (chấm vàng và đường cong màu trắng) xung quanh tâm Ngân Hà (GC) trong năm thiên hà vừa qua. Các chấm đỏ tương ứng với vị trí của các sao mà Đài thiên văn phía Nam của Châu Âu nghiên cứu trong chương trình giám sát.[11]
Trực quan hóa quỹ đạo của Mặt Trời (chấm vàng và đường cong màu trắng) xung quanh tâm Ngân Hà (GC) trong năm thiên hà vừa qua. Các chấm đỏ tương ứng với vị trí của các sao mà Đài thiên văn phía Nam của Châu Âu nghiên cứu trong chương trình giám sát.[11]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cosmic Year Lưu trữ 2014-04-12 tại Wayback Machine, Fact Guru, Đại học Ottawa.
  2. ^ Leong, Stacy (2002). “Period of the Sun's Orbit around the Galaxy (Cosmic Year)”. The Physics Factbook.
  3. ^ NASA – StarChild Question of the Month for February 2000
  4. ^ Geologic Time Scale – as 18 galactic rotations
  5. ^ Williams Caroline; Nield Ted (ngày 20 tháng 10 năm 2007). "Pangaea, the comeback". New Scientist. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2014.
  6. ^ Franck S.; Bounama C.; Von Bloh W. (11/2005). "Causes and timing of future biosphere extinction" (PDF). Biogeosciences Discussions 2 (6): 1665–1679. Bibcode2005BGD.....2.1665F. doi:10.5194/bgd-2-1665-2005. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ Cox J. T.; Loeb Abraham (2007). "The Collision Between The Milky Way And Andromeda". Monthly Notices of the Royal Astronomical Society 386 (1): 461. arXiv:arXiv:0705.1170. Bibcode2008MNRAS.tmp..333C. doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13048.x.
  8. ^ Loeb Abraham (2011). "Cosmology with Hypervelocity Stars". Harvard University. arXiv:1102.0007.
  9. ^ "The Local Group of Galaxies". University of Arizona. Students for the Exploration and Development of Space. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2009.
  10. ^ Adams Fred C.; Laughlin Gregory (4/1997). "A dying universe: the long-term fate and evolution of astrophysical objects". Reviews of Modern Physics 69 (2): 337–372. arXiv:astro-ph/9701131. Bibcode1997RvMP...69..337A. doi:10.1103/RevModPhys.69.337.
  11. ^ “Milky Way Past Was More Turbulent Than Previously Known”. ESO News. European Southern Observatory. ngày 6 tháng 4 năm 2004. After more than 1,000 nights of observations spread over 15 years, they have determined the spatial motions of more than 14,000 solar-like stars residing in the neighbourhood of the Sun.
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy