Nhãn
Nhãn | |
---|---|
Quả nhãn | |
Phân loại khoa học | |
Giới: | Plantae |
nhánh: | Tracheophyta |
nhánh: | Angiospermae |
nhánh: | Eudicots |
nhánh: | Rosids |
Bộ: | Sapindales |
Họ: | Sapindaceae |
Chi: | Dimocarpus |
Loài: | D. longan
|
Danh pháp hai phần | |
Dimocarpus longan Lour.[2] | |
Các đồng nghĩa[2] | |
Danh sách
|
Nhãn | |||||||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 龍眼 | ||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 龙眼 | ||||||||||||||||||||||||||
Nghĩa đen | 'mắt rồng' | ||||||||||||||||||||||||||
|
Nhãn (danh pháp hai phần: Dimocarpus longan) (chữ Hán(𣘃𣟫): 龙眼/龍眼; âm Hán Việt: "long nhãn"; nghĩa là "mắt rồng" vì hạt có màu đen bóng) là loài cây cận nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae), có nguồn gốc miền nam Trung Quốc. Loài này còn được gọi là quế viên (桂圆) trong tiếng Trung, lengkeng trong tiếng Indonesia, mata kucing trong tiếng Mã Lai.
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năng lượng | 251 kJ (60 kcal) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
15.14 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đường | n/a | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chất xơ | 1.1 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
0.1 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.31 g | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Threonine | 0.034 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Isoleucine | 0.026 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Leucine | 0.054 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lysine | 0.046 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Methionine | 0.013 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phenylalanine | 0.030 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tyrosine | 0.025 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Valine | 0.058 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Arginine | 0.035 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Histidine | 0.012 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Alanine | 0.157 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Acid aspartic | 0.126 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Acid glutamic | 0.209 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Glycine | 0.042 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Proline | 0.042 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Serine | 0.048 g | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Link to USDA Database entry Vitamin B6/Folate values were unavailable | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[3] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[4] |
Mô tả cây nhãn
[sửa | sửa mã nguồn]Cây cao 9 -10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7 - 20 cm, rộng 2,5 - 5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5 - 6 răng, tràng 5 - 6, nhị 6 - 10, bầu 2 - 3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7- 8. Cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn.
Phân bố
[sửa | sửa mã nguồn]Nhãn được trồng nhiều ở Việt Nam, miền Hoa Nam, Thái Lan, Ấn Độ, và Indonesia.
Các giống
[sửa | sửa mã nguồn]Có nhiều giống: nhãn trơ cùi cùi rất mỏng, nhãn nước nhiều nước. Ngoài ra, còn có các giống nhãn nổi tiếng sau:
Nhãn xuồng cơm vàng
[sửa | sửa mã nguồn]Giống nhãn xuồng cơm vàng là giống có nguồn gốc ở Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được trồng bằng hạt, cùi dày, màu hanh vàng, ráo nước, dòn, rất ngọt, được thị trường ưa chuộng. Đặc điểm dễ nhận diện là quả có dạng hình xuồng. Quả chưa chín gần cuống có màu đỏ. Khi chín vỏ nhãn có màu vàng da bò. Xuồng cơm vàng thích hợp trên vùng đất cát; nếu trồng trên đất thịt hoặc sét nhẹ nên ghép trên gốc ghép là giống tiêu da bò.
Nhãn lồng Hưng Yên
[sửa | sửa mã nguồn]Cây "nhãn tổ" với hàng trăm năm tuổi hiện vẫn còn ở chùa Thiên Ứng, tục gọi là chùa Hiến, Phố Hiến Hạ, nay thuộc phường Hồng Châu, thành phố Hưng Yên. Giống nhãn xuất phát từ Hưng Yên từ lâu đã có tiếng là ngon ngọt nên từng được tiến cung dâng vua. Cũng vì vậy mà còn được gọi là "nhãn tiến vua". Lê Quý Đôn đã ghi nhận hương vị xuất sắc của nhãn xứ Hưng Yên.
Tên "nhãn lồng" bắt nguồn từ việc khi nhãn chín phải dùng lồng bằng tre, nứa giữ cho chim, dơi khỏi ăn. Nhãn Hưng Yên có quả to, vỏ gai và dày, vàng sậm. Cùi nhãn dày và khô, mọng nước, hạt nhỏ. Vị thơm ngọt như đường phèn. Đáy quả có hai dẻ cùi lồng xếp rất khít.
Nhãn tiêu da bò
[sửa | sửa mã nguồn]Có tên khác là "nhãn quế", có nguồn gốc từ Huế. Quả nhỏ, vỏ mỏng, nhẵn và có màu nâu sáng vàng.
Phân loài
[sửa | sửa mã nguồn]Dimocarpus longan được GRIN chia thành 2 phân loài:[5]
- D. longan subsp. longan
- D. longan subsp. malesianus
Dimocarpus longan được nhà thực vật học Leenhouts, Pieter Willem (trong Blumea; Tijdschrift voor de Systematiek en de Geografie der Planten (A Journal of Plant Taxonomy and Plant Geography), 1971) phân ra các thứ sau:
- D. longan thứ echinatus
- D. longan thứ longetiolatus
- D. longan thứ malesianus
- D. longan thứ obtusus
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Cùi nhãn khô hay long nhãn nhục (Arillus longanae) dẻo, có màu nâu hoặc nâu đen, được dùng làm thực phẩm đồng thời là một vị thuốc thường được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ. Tiếng Hoa gọi cùi nhãn khô là viên nhục (圓肉), nghĩa là "cục thịt tròn". Hạt nhãn được dùng để chữa các chứng chốc lở, gội đầu, đứt tay, chân.
Theo Đông Y, nhãn nhục có tính ấm, những người có cơ địa nóng trong không nên dùng nhãn nhục quá thường xuyên.
Ngoài ra long nhãn nhục cũng được dùng trong chế biến một số món chè.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Một cây nhãn
-
Một chùm nhãn
-
Một chùm nhãn
-
Một quả nhãn bóc vỏ, lộ cùi và hạt
-
Kích thước quả nhãn chưa bóc và quả nhãn bổ đôi
-
Cùi nhãn khô
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Barstow, M. (2022). “Dimocarpus longan”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2022: e.T32399A67808402. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2023.
- ^ a b “Dimocarpus longan”. World Checklist of Selected Plant Families. Royal Botanic Gardens, Kew. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2016 – qua The Plant List. Trang web này hiện đã được thay thế bằng World Flora Online
- ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
- ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Taxon: Dimocarpus longan Lour. Lưu trữ 2014-07-15 tại Wayback Machine Germplasm Resources Information Network (GRIN)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- World Conservation Monitoring Centre (1998). Dimocarpus longan. Sách đỏ 2006. IUCN 2006. Truy cập 9 tháng 5 năm 2006.
- Fruits of Warm Climates: Longan
- Know and Enjoy Tropical Fruit: Lychee, Rambutan & Longan Lưu trữ 2012-12-08 tại Wayback Machine
- Dimocarpus longan (Sapindaceae) Lưu trữ 2008-05-03 tại Wayback Machine
- Nutritional and historical information Lưu trữ 2008-02-25 tại Wayback Machine
- [https://web.archive.org/web/20121103183400/http://waynesword.palomar.edu/plnov96.htm Lưu trữ 2012-11-03 tại Wayback Machine] 11/1996
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Loài thiếu dữ liệu theo Sách đỏ IUCN
- Chi Nhãn
- Quả
- Cây thuốc
- Thực vật Ấn Độ
- Thực vật Bangladesh
- Thực vật Campuchia
- Thực vật Lào
- Thực vật Malaysia
- Thực vật Myanmar
- Thực vật Trung Quốc
- Thực vật Việt Nam
- Ẩm thực Campuchia
- Ẩm thực Malaysia
- Thực vật Indomalesia
- Trái cây có nguồn gốc Châu Á
- Trái cây nhiệt đới
- Chi Chôm chôm
- Thực vật Đông Dương
- Thực vật Thái Lan
- Ẩm thực Việt Nam
- Thực vật Malesia