Bước tới nội dung

Phân lớp Hoa hồng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sơn tra thông thường(Crataegus monogyna),một loài thuộc Phân lớp Hoa hồng

Trong Quy tắc Quốc tế về Danh pháp Thực vật (ICBN) Rosidaetên gọi thực vật ở cấp độ phân lớp. Định nghĩa và giới hạn của phân lớp này tùy theo từng hệ thống phân loại; yêu cầu duy nhất là nó phải chứa họ Rosaceae (họ Hoa hồng).

Trong Phylocode Rosidae là một nhánh được định nghĩa như là nhánh chỏm cây bao hàm nhất, chứa Rosa cinnamomea[1] nhưng không chứa Berberidopsis corallina, Dillenia indica,Gunnera manicata, Helianthus annuus, Saxifraga mertensiana, Stellaria media, Viscum album.[2]

Sử dụng được biết đến nhiều theo nghĩa thứ nhất là trong hệ thống Cronquist; trong phiên bản ban đầu năm 1981 của hệ thống này, định nghĩa cho Rosidae là:

  • Phân lớp Rosidae
Bộ Rosales
Bộ Fabales
Bộ Proteales
Bộ Myrtales
Bộ Rhizophorales
Bộ Cornales
Bộ Santalales
Bộ Rafflesiales
Bộ Celastrales
Bộ Euphorbiales
Bộ Rhamnales
Bộ Linales
Bộ Polygalales
Bộ Sapindales
Bộ Geraniales
Bộ Apiales

Định nghĩa của Phylocode bao gồm:

Ở đây có một sự trùng khớp đáng kể giữa hai định nghĩa (một số khác biệt biểu kiến là kết quả của việc sử dụng các bộ định nghĩa rộng hơn trong định nghĩa của PhyloCode), nhưng Apiales, Cornales, Proteales và Santales và các phần của Rafflesiales bị loại ra trong định nghĩa thứ hai, và nhiều nhóm từ HamamelidaeDillenidae của Cronquist lại được gộp vào.

Trong cả hai nghĩa thì thuật ngữ rosid được áp dụng, đối với các thành viên của nhóm. Trong các hệ thống APGAPG II, trong đó để tránh việc chính thức hóa các tên gọi thực vật chính thức giữa cấp lớpbộ thì thuật ngữ rosids (Nhánh Hoa hồng) được sử dụng để định nghĩa một nhánh không chính thức tương ứng với nghĩa trong PhyloCode (Cantino và ctv).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ nghĩa L. 1753 không L. 1759
  2. ^ a b Philip D. Cantino & James A. Doyle, Sean W. Graham, Walter S. Judd, Richard G. Olmstead, Douglas E. Soltis, Pamela S. Soltis, Michael J. Donoghue (2007). “Towards a phylogenetic nomenclature of Tracheophyta. Taxon. 56 (3): E1–E44.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy