Bước tới nội dung

Phò mã

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thứ bậc Hoàng tộc, Quý tộc và Hiệp sĩ
Hoàng đế & Hoàng hậu
Nữ hoàng & Hoàng tế
Thái hoàng thái hậu
Hoàng thái hậu / Thái thượng hoàng hậu
Hoàng thái phi & Thái thượng hoàng

Thái hậu / Thái phi
Vương thái hậu / Vương đại phi
Quốc vương & Vương hậu
Nữ vương & Vương phu
Hoàng tử & Hoàng tử phi
Thái tử & Thái tử phi
Thế tử & Thế tử tần
Công chúa & Phò mã
Đại Thân vương & Đại Vương phi
Đại Công tước & Đại Công tước phu nhân
Thân vương & Vương phi
Phó vương & Phó vương phi
Quận chúa & Quận mã
Huyện chúa & Huyện mã
Công tước & Công tước phu nhân
Hầu tước & Hầu tước phu nhân
Bá tước & Bá tước phu nhân
Tử tước & Tử tước phu nhân
Nam tước & Nam tước phu nhân
Hiệp sĩ & Nữ Tước sĩ

Phò mã (phồn thể: 駙馬, giản thể: 驸马) là chức vị thường dành cho người chồng của Công chúa, tức là con rể của Hoàng đế hoặc Quốc vương trong văn hóa Đông Á. Danh từ này xuất hiện trong văn hóa của Trung Quốc, Việt NamHàn Quốc.

Bởi vì người là chồng của Công chúa hầu hết đều nhậm chức quan này, nên cũng như Công chúa trở thành một đặc xưng của Hoàng nữ, thì Phò mã cũng trở thành đặc xưng của chồng của Công chúa, đặc biệt là với các quốc gia Đông Á. Tuy vậy trên thực tế, ["Phò mã"] nguyên bản chỉ là tên một chức quan, không phải là một danh từ mà cũng không phải tước vị cố định dành cho người chồng của một công chúa.

Lai lịch tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn đầu tiên, con rể của Hoàng đế thường được gọi là Hoàng tế (皇婿), Quốc tể (國婿) hay Đế tế (帝婿), Hoàng quân (皇君).

Năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Đỉnh (115 TCN), Hán Vũ Đế khi tuần du ra ngoài, liền thiết lập Phò mã Đô úy (駙馬都尉), bên cạnh đó còn có Phụng xa Đô úy (奉車都尉) và Kỵ đô úy (騎都尉), hợp xưng 「Tam Đô úy; 三都尉」. Nhiệm vụ của họ là điều khiển [Phó xa; 副車] tùy hầu [Chính xa; 正車] của Hoàng đế, bổng lộc 2.000 thạch, đều lấy từ hoàng thất, chư hầu, ngoại thích và thế tộc đệ tử đảm nhiệm[1]. Sang thời Đông Hán, Phò mã Đô úy cùng 2 vị Đô úy kia được ban tư cách thượng triều nghị chính[2]. Hán Minh Đế Lưu Trang, vì chọn chồng cho em gái là Quán Đào công chúa Lưu Hồng Phu, đã chỉ định Phò mã Đô úy Hàn Quang (韓光) - đây là vị Phò mã đầu tiên trong lịch sử cưới Công chúa, mở đầu cho khái niệm "Chồng của Công chúa gọi là Phò mã".

Đời Tào Ngụy, triều đình họ Tào vẫn theo chế độ cũ nhà Hán, vẫn tuyển con cháu gia tộc danh giá, cho tư cách dự triều, nhưng lại trở thành một chức quan danh dự. Thời Tấn Nguyên Đế, lấy duyện thuộc làm Phò mã, ban thượng triều, trong đó có rất nhiều Phò mã Đô úy đều lấy công chúa, như Hoàn Ôn[3]. Cuốn Sách phủ nguyên quy (冊府元龜) thời Bắc Tống tuy có nói "Đến thời Tấn, chức Phò mã chuyên trao cho người cưới Công chúa"[4], nhưng thực tế đến thời Tấn thì Phò mã Đô úy vẫn chưa thành chuyên xưng để gọi chồng của công chúa.

Đến thời Lưu Tống, Tống Vũ Đế ra quy định ai cưới công chúa đều bái làm Phò mã Đô úy[5]. Sang đến Nam Tề noi theo Lưu Tống, cũng cho ai cưới công chúa đều bái làm Phò mã Đô úy[6], các triều đại khác như Bắc Ngụy, Bắc Tề, nhà LươngNam Trần nhất nhất làm theo[7][8]. Nhưng mà vẫn có khá nhiều chồng của công chúa các triều đại trên vẫn không nhậm qua chức này. Đến thời Tùy Dạng Đế, triều đại nhà Tùy bỏ đi chức này[9].

Trở thành chuyên xưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Đường thành lập, thiết trí Phò mã Đô úy, hàng Tòng ngũ phẩm, đều do chồng của công chúa đảm nhậm[10]. Cựu Đường thư ghi lại, Phò mã Đô úy thường đều do thân tộc hoàng thất đảm nhiệm, đến Đường hội yếu (唐會要) trực tiếp lấy Phò mã như một danh từ riêng chỉ đến chồng của công chúa. Từ đây, Phò mã cũng thành chuyên xưng của chồng của các công chúa. Thời nhà Tống, chức vị Phò mã vẫn là Tòng ngũ phẩm[11]. Thời nhà Nguyênnhà Liêu, "Phò mã Đô úy" được gia phong cho các chồng của công chúa như một vinh hàm, lại thường kèm theo chức hàm Thái sư và gia thêm tước Vương. Thời nhà Kim định hàm Chính tứ phẩm[12].

Thời kỳ nhà Minh, Phò mã lại dần trở thành một phẩm vị, gần với tước hiệu hơn là chức vụ, như Minh sử ghi lại là vị trên Bá tước vậy[13]. Sang thời kỳ nhà Thanh, các Phò mã được gọi là Ngạch phụ (chữ Hán: 額駙; tiếng Mãn: ᡝᡶᡠ, Möllendorff: efu), hay "Ngạch phò", và đây là cách gọi chung của chồng của các Công chúa lẫn Cách cách của triều Thanh.

Có thể thấy, đời Thanh quy định "Ngạch phụ" không phải tên chức quan như Phò mã Đô úy của các triều trước, mà là danh phận dùng để gọi chồng của Hoàng nữ Tông nữ triều Thanh, rất giống quy định đem "Phò mã Đô úy" sang liệt tước của đời Minh. Do đích-thứ khác biệt, hơn nữa lại không phân Phò mã cùng "Nghi tân" như đời Minh, các Ngạch phụ có địa vị cao hay thấp cũng hoàn toàn dựa vào địa vị của người vợ. Đây là bảng thân phận, chức hàm của Ngạch phụ thời Thanh hoàn thiện:

Địa vị Ngạch phụ thời Thanh
Tông nữ tước vị Danh xưng của Ngạch phụ Phẩm vị
Cố Luân công chúa (固倫公主) Cố Luân ngạch phụ (固倫額駙) Ngang với Cố Sơn Bối tử
Hòa Thạc công chúa (和碩公主) Hòa Thạc ngạch phụ (和碩額駙) Ngang với Siêu phẩm Công
Quận chúa (郡主) Quận chúa ngạch phụ (郡主額駙) Ngang với quan võ Nhất phẩm
Huyện chúa (縣主) Huyện chúa ngạch phụ (縣主額駙) Ngang với quan võ Nhị phẩm
Quận quân (郡君) Quận quân ngạch phụ (郡君額駙) Ngang với quan võ Tam phẩm
Huyện quân (縣君) Huyện quân ngạch phụ (縣君額駙) Ngang với quan võ Tứ phẩm
Hương quân (鄉君) Hương quân ngạch phụ (鄉君額駙) Ngang với quan võ Ngũ phẩm

Triều Tiên, người chồng của Công chúa đều có danh hiệu Phò mã Đô úy. Tại Việt Nam, lần đầu tiên xuất hiện danh xưng này là khi Đinh Bộ Lĩnh gả con gái Minh Châu công chúa cho Trần Thăng (陳升), em trai Trần Minh Công[14], từ ấy đến triều đại nhà Nguyễn thì đều phong chồng của công chúa làm Phò mã Đô úy, quan võ hàm Tòng tam phẩm.

Các chức vụ tương đồng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nghi tân (儀賓): chức vị vào thời nhà Minh, dành cho các con rể của Quận vương, tức Quận chúaHuyện chúa trở xuống. Phẩm vị đều là Tòng, lần lượt là Nhị phẩm, Tam phẩm, Tứ phẩm, Ngũ phẩm cùng Lục phẩm[15][16]. Nhà Triều TiênVương quốc Lưu Cầu dùng để gọi chồng của các Ông chúa.
  • Phò ký lang (駙驥郎): xuất hiện các ghi chép về thời nhà Lýnhà Trần, dùng phong cho chồng các công chúa nhưng lại xuất thân hoàng thất hoặc các thế lực lớn.
  • Phò mã lang (駙馬郎): chức vị xuất hiện thời nhà Lý. Có Dương Tự Minh thụ chức này.
  • Quận mã (郡馬): chồng của Quận chúa, đời Tống gọi trong dân gian, không phải chức vị.
  • Huyện mã (縣馬): chồng của Huyện chúa, đời Tống gọi trong dân gian, không phải chức vị.

Nhân vật nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phò mã thành Hoàng đế: Một số vị con rể của Hoàng đế, sau này trở thành Hoàng đế, như trong lịch sử Việt Nam từng có:

Tục ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Có câu "Khen phò tốt áo" dùng để chỉ những lời khen thừa thãi, nịnh nọt không phải lối, khen điều hiển nhiên không đáng để khen[17].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 杜佑. 《通典》卷第二十九·職官十一·武官下·三都尉奉車駙馬騎奉朝請附. 奉車、駙馬、騎三都尉,並漢武帝元鼎二年初置。李陵為騎都尉。至更始時,官亂,謠曰:「爛羊胃,騎都尉。」舊無員,或以冠常侍,或卿尹校尉左遷為之。奉車掌御乘輿車,漢官曰三人。駙馬掌駙馬,駙馬,非正駕車,皆為副馬。一曰:駙,近也,疾也。騎都尉本監羽林騎,漢官十人。又竇嬰為朝請,竇太后除嬰門籍,不得入朝請。漢律:諸侯春朝天子曰朝,秋曰請。
  2. ^ 杜佑. 《通典》卷第二十九·職官十一·武官下·三都尉奉車駙馬騎奉朝請附. 後漢並屬光祿勳。奉朝請無員,本不為官,漢東京罷省三公、外戚、皇室、諸侯多奉朝請。奉朝請者,奉朝會請召而已。
  3. ^ 杜佑. 《通典》卷第二十九·職官十一·武官下·三都尉奉車駙馬騎奉朝請附. 晉武帝亦以皇室、外戚為三都尉而奉朝請焉。元帝為晉王,以參軍為奉車都尉,掾屬為駙馬都尉,行參軍舍人為騎都尉,皆奉朝請。後罷奉車、騎二都尉,唯留駙馬都尉奉朝請而已。諸尚公主者,若劉惔、桓溫等皆為之
  4. ^ 王欽若. 《冊府元龜》《卷三百》. 至晉乃專拜尚公主者也
  5. ^ 杜佑. 《通典》卷第二十九·職官十一·武官下·三都尉奉車駙馬騎奉朝請附. 宋武帝永初以來,以奉朝請選雜,其尚主者唯拜駙馬都尉。齊奉朝請駙馬都尉及散騎給事中等官,並集書省職。朝散用衣冠之餘,人數猥積。武帝永明中,奉朝請至六百餘人。
  6. ^ 杜佑. 《通典》卷第二十九·職官十一·武官下·三都尉奉車駙馬騎奉朝請附. 齊奉朝請駙馬都尉及散騎給事中等官,並集書省職。朝散用衣冠之餘,人數猥積。武帝永明中,奉朝請至六百餘人。齊職儀曰:「凡尚公主拜駙馬都尉。」
  7. ^ 杜佑. 《通典》卷第二十九·職官十一·武官下·三都尉奉車駙馬騎奉朝請附. 梁陳駙馬皆尚公主者為之。
  8. ^ 杜佑. 《通典》卷第二十九·職官十一·武官下·三都尉奉車駙馬騎奉朝請附. 後魏駙馬都尉亦為尚公主官,雖位高卿尹,而此職不去。奉車二十人,騎都尉六十人。北齊駙馬與後魏同。
  9. ^ 杜佑. 《通典》卷第二十九·職官十一·武官下·三都尉奉車駙馬騎奉朝請附. 隋開皇六年,罷奉朝請。煬帝時,奉車、駙馬並廢。
  10. ^ 杜佑. 《通典》卷第二十九·職官十一·武官下·三都尉奉車駙馬騎奉朝請附. 大唐駙馬都尉從五品,皆尚主者為之。開元三年八月,敕:駙馬都尉從五品階,宜依令式,仍借紫金魚袋。天寶以前悉以儀容美麗者充選。奉車都尉五員,掌馭副車,不常置。若大備陳設,則以餘官攝行,屬左右衛也。
  11. ^ 《宋史 志第一百二十一 職官八(合班之制)》: 諸中奉、中散大夫,太常、宗正少卿,秘書少監,內客省使,延福宮使,景福殿使,太子左、右庶子,樞密都承旨,中亮、中衛、翊衛、親衛大夫,殿前馬、步軍都虞候,防禦使,捧日、天武、龍神衛四廂都指揮使,團練使,諸州刺史,駙馬都尉,開國男,騎都尉,為從五品。
  12. ^ 《金史 志第三十八》: 諸駙馬都尉,正四品。
  13. ^ 《明史 志第五十二 職官五》: 駙馬都尉,位在伯上。凡尚大長公主、長公主、公主,並曰駙馬都尉。其尚郡主、縣主、郡君、縣君、鄉君者,並曰儀賓。
  14. ^ Việt sử ký toàn thư - kỷ nhà Đinh Lưu trữ 2019-09-26 tại Wayback Machine: 以明珠公主嫁陳升,封升駙馬都尉。 陳升明公弟 (Dịch: "gả Minh Châu công chúa cho Trần Thăng, phong Thăng làm Phò mã Đô úy. Trần Thăng là em trai (Trần) Minh Công.").
    Thông tin này bị lược bỏ trong bản dịch hiện hành, nhưng tra ra bản chép tay quả thật có thông tin này. Sự kiện diễn ra năm 971, khi triều Đinh thiết lập cơ chế văn võ lần đầu tiên, có ["Lấy Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi"]
  15. ^ 《明史‧志第五十二‧職官五》: 駙馬都尉,位在伯上。凡尚大長公主、長公主、公主,並曰駙馬都尉。其尚郡主、縣主、郡君、縣君、鄉君者,並曰儀賓。
  16. ^ 《大明會典‧卷五十七》: 郡主儀賓秩從二品。縣主儀賓從三品。郡君儀賓從四品。縣君儀賓從五品。鄉君儀賓從六品。
  17. ^ Phò mã đâu cần khen áo
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy