Phạm Gia Khiêm
Phạm Gia Khiêm | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 29 tháng 9 năm 1997 – 3 tháng 8 năm 2011 13 năm, 308 ngày |
Thủ tướng | Phan Văn Khải Nguyễn Tấn Dũng |
Tiền nhiệm | Nguyễn Khánh |
Kế nhiệm | Phạm Bình Minh |
Ủy viên Bộ Chính trị khóa X | |
Nhiệm kỳ | 25 tháng 4 năm 2006 – 19 tháng 1 năm 2011 4 năm, 269 ngày |
Tổng Bí thư | Nông Đức Mạnh |
Nhiệm kỳ | 28 tháng 6 năm 2006 – 3 tháng 8 năm 2011 5 năm, 36 ngày |
Thủ tướng | Nguyễn Tấn Dũng |
Thứ trưởng | Lê Hoài Trung (từ 12/2010) |
Tiền nhiệm | Nguyễn Dy Niên |
Kế nhiệm | Phạm Bình Minh |
Nhiệm kỳ | 6 tháng 11 năm 1996 – 29 tháng 9 năm 1997 327 ngày |
Tiền nhiệm | Đặng Hữu |
Kế nhiệm | Chu Tuấn Nhạ |
Nhiệm kỳ | 1 tháng 7 năm 1996 – 19 tháng 1 năm 2011 14 năm, 202 ngày |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 6 tháng 8, 1944 Phú Thọ, Liên bang Đông Dương |
Nơi ở | phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Con cái | Phạm Gia Sơn (s.1976) |
Học vấn | Tiến sĩ |
Tặng thưởng | Huân chương Mặt trời mọc[1] |
Tặng thưởng | Huân chương Mặt trời mọc[2] |
Phạm Gia Khiêm (sinh ngày 6 tháng 8 năm 1944) là một chính khách người Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ông sinh ngày 6 tháng 8 năm 1944 tại tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Thưở nhỏ, ông theo học tại trường Tiểu học rồi Trung học cơ sở Trưng Vương, Hà Nội.
Từ năm 1963, ông theo học tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Năm 1967, ông tốt nghiệp và được phân công làm giảng viên Đại học Cơ điện Việt Bắc, Khoa Cơ điện Công trình (nay là trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên).
Năm 1971, ông được cử làm nghiên cứu sinh chuyên ngành luyện kim tại Tiệp Khắc. Năm 1975, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ngành này.
Sự nghiệp chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Từ năm 1976 đến tháng 10 năm 1996, ông chuyển công tác về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lần lượt giữ các chức vụ Trưởng phòng Công nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục và Môi trường, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 11 tháng 9 năm 1978, chính thức ngày 11 tháng 9 năm 1979.
Tháng 7 năm 1996, ông trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, ông được Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.[1][2] Tuy nhiên, chưa đến 1 năm sau, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa X[3] và được Quốc hội miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, phê chuẩn giữ chức vụ Phó Thủ tướng.[4]
Năm 2001, ông tái đắc cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX. Năm sau, ông tái đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa XI.[5] Tháng 4 năm 2006, ông lần thứ 3 trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, được bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 28 tháng 6 năm 2006, ông được Quốc hội phê chuẩn kiêm nhiệm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sau khi người tiền nhiệm là Nguyễn Dy Niên quyết định hưu trí. Năm 2007, một lần nữa ông tái đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa XII.[6]
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI tháng 1 năm 2011, mặc dù được đề cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI nhưng ông không trúng cử, và đương nhiên, bị loại tên ra khỏi Bộ Chính trị.
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Anh cả là Trung tướng, GS.TS Nhà giáo Nhân dân Phạm Gia Khánh, nguyên Giám đốc Học viện Quân y Việt Nam.[7]
Em gái là Phạm Thúy Hằng nguyên Cục phó trong Quân đội với hàm Đại tá.[7]
Huân chương
[sửa | sửa mã nguồn]- Huân chương Mặt trời mọc hạng Nhất [8]
- Huy chương vì sự tiến bộ phụ nữ, thanh niên, công đoàn, kế hoạch[9]
- Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Cựu bộ trưởng Phạm Gia Khiêm”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
- ^ Nghị quyết phê chuẩn thành viên Chính phủ năm 1996
- ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa: ĐBQH khóa X Phạm Gia Khiêm”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2013.
- ^ Nghị quyết phê chuẩn các thành viên Chính phủ 1997
- ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa: ĐBQH khóa XI Phạm Gia Khiêm”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2013.
- ^ Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa: ĐBQH khóa XII Phạm Gia Khiêm[liên kết hỏng]
- ^ a b “Nơi đào tạo những bác sĩ giỏi nhất của Quân đội (I)”.
- ^ “Nhật Bản trao Huân chương cao quý cho nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm”.
- ^ Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tieusulanhdao?personProfileId=706&govOrgId=529 Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm Kiểm tra giá trị
|url=
(trợ giúp).|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Sinh năm 1944
- Nhân vật còn sống
- Người Hà Nội
- Người Phú Thọ
- Cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam
- Phó Thủ tướng Việt Nam
- Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII
- Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Đà Nẵng
- Cựu học sinh trường Trung học cơ sở Trưng Vương, Hà Nội
- Bộ trưởng Việt Nam