Bước tới nội dung

Quốc hội Liên bang Myanmar

19°46′28″B 96°6′13″Đ / 19,77444°B 96,10361°Đ / 19.77444; 96.10361
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quốc hội Liên bang Myanmar

ပြည်ထောင်စု လွှတ်တော်

Pyidaungsu Hluttaw
Pyidaungsu Hluttaw thứ 2
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Dạng
Mô hình
Các việnViện Quốc gia Myanmar (Amyotha Hluttaw) (thượng viện)
Viện Dân biểu Myanmar (Pyithu Hluttaw) (hạ viện)
Lịch sử
Thành lập31 tháng 1 năm 2011 (2011-01-31)
Tiền nhiệmHội đồng Nhân dân Myanmar (1974-1988)
Lãnh đạo
Nghị trưởng Quốc hội Liên bang
T Khun Myat, độc lập
Từ 1 tháng 8 năm 2018
Nghị trưởng Viện Quốc gia
Nghị trưởng Viện Dân biểu
T Khun Myat, độc lập
Từ 22 tháng 3 năm 2018
Cơ cấu
Số ghế664
224 đại biểu Viện Quốc gia
440 đại biểu Viện Dân biểu
2015 Amyotha Hluttaw Parliament.svg
Chính đảng Viện Quốc gia Myanmar     Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (135)

     Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (11)
     Đảng Quốc gia Arakan (10)
     Liên đoàn Các Dân tộc Shan vì Dân chủ (3)
     Đảng Quốc gia Ta'ang (2)
     Đại hội Zomi vì Dân chủ (2)
     Đảng Quốc gia Mon (1)
     Đảng Thống nhất Quốc gia (1)
     Tổ chức Quốc gia Pa-O (1)
     độc lập (2)

     Quân đội Myanmar (56)
2015 Pyithu Hluttaw Parliament.svg
Chính đảng Viện Dân biểu Myanmar     Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (255)

     Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (30)
     Đảng Quốc gia Arakan (12)
     Liên đoàn Các Dân tộc Shan vì Dân chủ (12)
     Tổ chức Quốc gia Pa-O (3)
     Đảng Quốc gia Ta'ang (3)
     Đảng Phát triển Quốc gia Lisu (2)
     Đại hội Zomi vì Dân chủ (2)
     Đảng Dân chủ Bang Kachin (1)
     Đảng Thống nhất và Dân chủ Kokang (1)
     Đảng Dân chủ Wa (1)
     độc lập (1)
     trống (7)

     Quân đội Myanmar (110)
Bầu cử
Bầu cử Viện Quốc gia Myanmar vừa qua8 tháng 11 năm 2020
Bầu cử Viện Dân biểu Myanmar vừa qua8 tháng 11 năm 2020
Trụ sở
Pyidaungsu Hluttaw, Naypyidaw

Quốc hội Liên bang Myanmar (tiếng Miến Điện: ပြည်ထောင်စု လွှတ်တော် [pjìdàʊɴzṵ l̥ʊʔtɔ̀] Pyidaungsu Hluttaw) là cơ quan lập pháp lưỡng viện cấp quốc gia của Myanmar (tên chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar) được thành lập theo Hiến pháp Quốc gia 2008. Quốc hội Liên bang được tạo thành từ 2 viện là Viện Quốc gia Myanmar (còn gọi là Amyotha Hluttaw, thượng viện) với 224 ghế và Viện Dân biểu Myanmar (còn gọi là Pyithu Hluttaw, hạ viện) với 440 ghế.

Tại 14 bang và vùng hành chính đều được tổ chức Hội đồng lập pháp (còn gọi là Hluttaw) cấp bang và vùng gồm: Hội đồng Vùng (Hluttaw Vùng) hoặc Hội đồng Bang (Hluttaw Bang).

Quốc hội Liên bang Myanmar tọa lạc tại phường Zeya Theddhi, Thành phố Naypyidaw trong một tòa nhà phức hợp 31 tầng, được cho là đại diện cho 31 cõi giới trong vũ trụ học Phật giáo.[1]

Các thành viên của Quốc hội Liên bang đầu tiên được bầu trong cuộc tổng tuyển cử Myanmar tự do vào ngày 8 tháng 11 năm 2015. Ngày 16/3/2012, Quốc hội Liên bang Myanmar được kết nạp vào IPU

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ phong kiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Hluttaw (tiếng Miến Điện: လွှတ်တော် [l̥ʊʔtɔ̀], được gọi "ban hành hoàng gia") trước đây nói về Hội đồng Bộ trưởng của triều đình phong kiến Miến Điện. Nguồn gốc Hluttaw bắt nguồn từ triều đại Pagan khi vua Htilominlo (1211–1235) thành lập viện cơ mật với nhiệm vụ giải quyết công việc thường nhật của chính quyền.

Trong suốt triều đại Konbaung, Hluttaw là cơ quan trung ương của vương triều được phân ra 3 ngạch là tài chính, hành pháp và tư pháp (trong thời kỳ thuộc địa hluttaw là cơ quan lập pháp). Byedaik (ဗြဲတိုက်) hoạt động với chức năng là viện cơ mật, với nhiệm vụ quản lý công việc trong vương triều, và Hluttaw với nhiệm vụ quản lý công việc chính quyền. Ngoài nhiệm vụ như cũ, Hluttaw đồng thời lựa chọn người kế vị khi quốc vương chưa lựa chọn được.

Trong triều đại Konbaung, Quốc vương thiết triều họp Hluttaw 6 tiếng mỗi ngày, từ 06:00 đến 09:00, và từ 12:00 đến 15:00. Tham dự thiết triều gồm Thượng thư (မင်းကြီး, Mingyi), Thị lang (ဝန်ထောက်, Wundauk), và Đại học sĩ (စာရေးကြီး, Sayegyi), cũng như Quan cơ mật (အတွင်းဝန်, Atwin Wun), thuộc Byedaik. Theo truyền thống Quốc vương bổ nhiệm 4 Thượng thư, 4 Quan cơ mật và 4 quan chức.

Thuộc địa Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 1 năm 1923, với việc ban hành cải cách Montagu–Chelmsford, Toàn quyền Miến Điện đã thành lập Hội đồng Lập pháp gồm 103 ghế với 80 ghế thông qua bầu cử.

Năm 1935, Chính quyền ban hành Đạo luật Miến Điện thành lập các cơ quan lập pháp. Trong thời gian này, cơ quan lập pháp thuộc địa gồm 2 viện, 36 ghế Thượng viện và 132 ghế Hạ viện.

Liên bang Miến Điện

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1947 đến năm 1962, theo Hiến pháp năm 1947, cơ quan lập pháp của Miến Điện, được gọi là Quốc hội Liên bang, bao gồm 2 viện: Thượng viện (gọi là Lumyozu Hluttaw) với 125 ghế và Hạ viện (gọi là Pyithu Hluttaw) với 250 ghế. Các số ghế được xác định bởi quy mô dân số theo khu vực bầu cử tương ứng.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanmar

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1962 đến năm 1974, không có cơ quan Hluttaw tồn tại, chính quyền cai trị theo mô hình chủ nghĩa xã hội do Hội đồng Cách mạng Liên bang nắm quyền.

Từ năm 1974 đến năm 1988, theo Hiến pháp năm 1974, ngành lập pháp của Miến Điện là một cơ quan lập pháp đơn viện, tên là Hội đồng Nhân dân Myanmar (còn gọi là Pyithu Hluttaw), đại diện bởi các đảng viên của Đảng Cương lĩnh Xã hội Chủ nghĩa Miến Điện. Mỗi nhiệm kỳ là 4 năm.

Liên bang Myanmar

[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa năm 1988 và 2011, không có cơ quan Hluttaw do Quân đội tiến hành đảo chính và thiết lập chế độ quân quản. Cơ quan nắm quyền thực tế lúc này là Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia Myanmar.

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc hội Liên bang Myanmar là một cơ quan lập pháp lưỡng viện được tạo thành từ 440 ghế của Hạ viện (Pyithu Hluttaw) và 224 ghế của Thượng viện (Amyotha Hluttaw). Quốc hội Liên bang có tổng cộng 664 ghế. 75% của các đại biểu (498 ghế) được bầu trực tiếp bởi các cử tri, trong khi 25% còn lại (166 ghế) là các đại biểu quân sự do Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Myanmar (tương đương Tổng Tham mưu trưởng) bổ nhiệm. Chính sách này tương tự thời kỳ trật tự mới (1967–1998) của Indonesia, trong đó đảm bảo số ghế nhất định do phe quân sự nắm giữ.

Viện Quốc gia (Amyotha Hluttaw)

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Quốc gia Myanmar là Thượng viện của Quốc hội Liên bang Myanmar, với 12 ghế cho mỗi vùng hoặc bang với tổng số 168 ghế được bầu trực tiếp. Còn 56 ghế do Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Myanmar bổ nhiệm trực tiếp. Tổng cộng có 224 ghế ở Thượng viện.

Viện Dân biểu (Pyithu Hluttaw)

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện Dân biểu Myanmar là Hạ viện của Quốc hội Liên bang Myanmar, mỗi ghế đại diện cho 330 thị trấn trong cả nước. Trong đó 330 ghế được bầu trực tiếp và 110 ghế do Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Myanmar bổ nhiệm trực tiếp. Tổng cộng có 440 ghế ở Hạ viện.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Aung Zaw (tháng 2 năm 2010). “No Escape from the 31 Planes of Existence”. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2011.


pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy