Bước tới nội dung

Tiếng Nam Thái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Nam Thái
ภาษาไทยถิ่นใต้ pʰaːsǎː tʰaj tʰìn tâːj
Sử dụng tạiThái Lan
Khu vựcMiền Nam Thái Lan
Tổng số người nói5 triệu người
Phân loạiTai-Kadai
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2tai
ISO 639-3sou

Tiếng Nam Thái hay Tiếng miền Nam Thái hay Tiếng Dambro (Tiếng Thái: ภาษาไทยใต้, phát âm tiếng Thái: [pʰaːsaː tʰajɗaj]; tiếng Thái: ภาษาตามโพร, Phát âm: [pʰaːsaː ɗaːmpʰro]) là một ngôn ngữ Thái được nói tại miền Nam Thái Lan cũng như trong một cộng đồng nhỏ tại cực bắc của Malaysia. Ngôn ngữ này được xấp xỉ 5 triệu người nói và là ngôn ngữ thứ hai của 1,5 triệu người Mã Lai Pattani và các nhóm dân tộc khác như cộng đồng người Thái gốc Hoa, người Negritos và các nhóm bộ tộc khác. Hầu hết những người nói ngôn ngữ này cũng thành thạo tiếng Thái chuẩn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Các vương quốc Mã Lai đã kiểm soát phần lớn bán đảo Mã Lai, như Vương quốc Pattani và Tambralinga, nhưng hầu hết các khu vực này đã rơi vào tay của Srivijaya. Khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh từ văn hóa của các thương nhân Ấn Độ, và một số đền chùa Phật giáoẤn Độ giáo đã khuếch trương ảnh hưởng đến văn hóa. Sự sụp đổ của Srivijaya trước sự lớn mạnh của Vương quốc Nakhon Sri Thammarat, vương quốc này sau đó trở thành chư hầu của Sukhothai. Khu vực trở thành biên giới giữa những người Thái ở miền bắc và người Mã Lai ở miền nam cũng như giữa Phật giáoHồi giáo. Các căng thẳng được châm ngòi bởi chính sách Thái hóa một cách hung bạo, cấm đoán văn hóa bản địa, và sự nghèo đói ở vùng này.

Phân bổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Thái Lan, những người nói tiếng Nam Thái có thể sinh sống xa về phía bắc đến tỉnh Prachuap Khiri Khan xuống tới biên giới với Malaysia. Một bộ phận nhỏ cũng hiện diện tại các bang gần biên giới của Malaysia như Kelantan, Penang, Perlis, KedahPerak. Đây là ngôn ngữ chính của những người Thái cũng như của sắc tộc Mã Lai tại cả hai bên biên giới ở tỉnh SatunSongkhla. Vì lý do kinh tế, nhiều người nói tiếng Nam Thái cũng đã di cư ra thủ đô Bangkok và các thành phố lớn khác trong nước cũng như ra nước ngoài.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bradley, David. (1992). "Southwestern Dai as a lingua franca." Atlas of Languages of Intercultural Communication in the Pacific, Asia, and the Americas. Vol. II.I:13, pp. 780–781.
  • Levinson, David. Ethnic Groups Worldwide: A Ready Reference Handbook. Greenwood Publishing Group. ISPN:1573560197.
  • Miyaoka, Osahito. (2007). The Vanishing Languages of the Pacific Rim. Oxford University Press. ISBN 019926662X.
  • Taher, Mohamed. (1998). Encylopaedic Survey of Islamic Culture. Anmol Publications Pvt. Ltd. ISBN 8126104031.
  • Yegar, Moshe. Between Inegration and Secession: The Muslim Communities of the Southern Philippines,

Southern Thailand, and Western Burma/Myanmar. Lexington Books. ISBN 0739103563.

  • Diller, A. Van Nostrand. (1976). Toward a Model of Southern Thai Diglossic Speech Variation. Cornell Uniiversity Publishers.
  • Li, Fang Kuei. (1977). A Handbook of Comparative Tai. University of Hawaii Press. ISBN 0-8248-0540-2.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy