Bước tới nội dung

USS Langley (CVL-27)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu sân bay USS Langley (CVL-27)
Lịch sử
Hoa Kỳ
Đặt tên theo Langley (CV-1)
Xưởng đóng tàu New York Shipbuilding Co.
Đặt lườn 11 tháng 4 năm 1942
Hạ thủy 22 tháng 5 năm 1943
Hoạt động 31 tháng 8 năm 1943
Ngừng hoạt động 11 tháng 2 năm 1947
Danh hiệu và phong tặng 9 Ngôi sao Chiến đấu
Số phận Bị bán để tháo dỡ năm 1964
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu sân bay Independence
Trọng tải choán nước
  • 10.662 tấn (tiêu chuẩn);
  • 14.751 tấn (đầy tải)
Chiều dài
  • 183 m (600 ft) (mực nước);
  • 190 m (622 ft 6 in) (chung)
Sườn ngang
  • 21,8 m (71 ft 6 in) (mực nước)
  • 33,3 m (109 ft 2 in) (chung)
Mớn nước 7,9 m (26 ft)
Động cơ đẩy
  • 4 × Turbine hơi nước General Electric
  • 4 × nồi hơi
  • 4 × trục
  • công suất 100.000 mã lực (75 MW)
Tốc độ 57,5 km/h (31 knot)
Tầm xa
  • 24.000 km ở tốc độ 28 km/h
  • (13.000 hải lý ở tốc độ 15 knot)
Thủy thủ đoàn 1.569
Vũ khí 26 × pháo phòng không Bofors 40 mm
Bọc giáp
  • đai giáp 38 đến 127 mm (1,5 đến 5 inch)
  • sàn đáp chính 76 mm (3 inch)
  • cầu tàu 10 mm (0,38 inch)
Máy bay mang theo cho đến 45 máy bay

USS Langley (CVL-27) là một tàu sân bay hạng nhẹ thuộc lớp Independence từng phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1943 đến năm 1947, và trong Hải quân Pháp dưới cái tên La Fayette từ năm 1951 đến năm 1963.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Langley được chế tạo tại Camden, New Jersey. Nguyên nó được đặt hàng như chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ USS Fargo (CL-85), nhưng vào lúc được đặt lườn vào tháng 4 năm 1942, nó được thiết kế lại thành một tàu sân bay, sử dụng động cơ và thân tàu nguyên thủy của chiếc tàu tuần dương. Tên được đặt theo Samuel Pierpont Langley, nhà khoa học và là một người tiên phong trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ, CVL-27 tiếp nối cái tên và truyền thống của Langley (CV-1), chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ, đã bị đánh chìm vào ngày 27 tháng 2 năm 1942 tại Đông Ấn thuộc Hà Lan. Langley được đưa ra hoạt động vào tháng 8 năm 1943.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Langley được đưa đến Mặt trận Thái Bình Dương vào cuối năm 1943 và bắt đầu tham gia Thế Chiến II trong chiến dịch quần đảo Marshall trong tháng 1tháng 2 năm 1944. Trong bốn tháng tiếp theo sau, máy bay của nó tấn công các căn cứ Nhật Bản tại khu vực Trung Thái Bình Dương và phía Tây New Guinea. Vào tháng 6 năm 1944, chiếc tàu sân bay tham gia các đợt tấn công tại Mariana và trong Trận chiến biển Philippine.

USS Langley dẫn đầu Đội đặc nhiệm 38.3 tiến vào thả neo tại Ulithi.

Langley tiếp tục vai trò trong chiến tranh của nó suốt phần còn lại của năm 1944, tham gia chiến dịch Palaus, thực hiện các cuộc không kích lên Philippines, Đài Loan và quần đảo Ryukyu, và tham gia trận chiến vịnh Leyte. Từ tháng 1 đến tháng 2 năm 1945, chiếc tàu sân bay là một thành phần của Đệ Tam hạm đội xâm nhập vào biển Nam Trung Quốc, tham gia cuộc không kích quy mô lớn đầu tiên lên các hòn đảo chính quốc Nhật Bản và tấn công lên đảo Iwo Jima. Nhiều hoạt động tác chiến khác được tiếp nối trong tháng 3tháng 4 năm 1945, khi máy bay của nó tấn công các mục tiêu tại Nhật Bản và hỗ trợ các hoạt động tại Okinawa. Được cho đại tu tại Mỹ trong tháng 6tháng 7 năm 1945, chiếc tàu sân bay vẫn còn đang trên đường quay trở lại chiến trường Thái Bình Dươing khi chiến tranh kết thúc vào tháng 8.

Sau các đợt vận chuyển cựu chiến binh tại Thái Bình Dương về nước, Langley chuyển sang Đại Tây Dương, nơi nó thực hiện những nhiệm vụ tương tự từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 1 năm 1946. Bị bỏ không tại Philadelphia, Pennsylvania suốt thời gian còn lại của năm 1946, chiếc tàu sân bay được cho ngừng hoạt động vào tháng 2 năm 1947.

Langley được đưa ra khỏi lực lượng dự bị vào đầu năm 1951, được tân trang rồi được chuyển cho Pháp trong chương trình Trợ giúp Phòng thủ Tương hỗ. Sau hơn một thập niên phục vụ cho Hải quân Pháp dưới tên gọi La Fayette, nó được hoàn trả cho Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1963 và được bán để tháo dỡ một năm sau đó.[1]

Phần thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Langley được tặng thưởng chín Ngôi sao Chiến đấu do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.[2]

Silver star
Bronze star
Bronze star
Bronze star
Bronze star
Bronze star
Bronze star
Đơn vị Tuyên dương Hải quân Huân chương Chiến dịch Hoa Kỳ Huân chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương
với 9 Ngôi sao Chiến trận
Huân chương Chiến thắng Thế Chiến II Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Philippine Huân chương Giải phóng Philippine
với 2 Ngôi sao Chiến trận

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Porte-avions La Fayette (tiếng Pháp)
  2. ^ Yarnall, Paul (9 tháng 12 năm 2020). “USS LANGLEY (CVL-27)”. NavSource.org. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy