Bước tới nội dung

Vành đai Gould

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổ hợp đám mây ρ Oph là khu vực hình thành sao trong Vành đai Gould.

Vành đai Gould là một vòng các ngôi sao nằm trong Dải Ngân hà, có chiều dài khoảng 3000 năm ánh sáng, nghiêng về phía mặt phẳng thiên hà khoảng 16 đến 20 độ. Nó chứa nhiều sao loại O và B, và có thể đại diện cho nhánh xoắn ốc địa phương mà Mặt trời thuộc về. Hiện tại Mặt trời cách trung tâm của nhánh khoảng 325 năm ánh sáng. Vành đai được cho là từ 30 đến 50 triệu năm tuổi, và không rõ nguồn gốc. Nó được đặt theo tên của Benjamin Gould, người đã xác định nó vào năm 1879.[1][2][3]

Vành đai chứa các ngôi sao sáng trong nhiều chòm sao bao gồm (theo hướng đi ít nhiều về phía đông) Tiên Vương, Hiết Hổ, Anh Tiên, Lạp Hộ, Đại Khuyển, Thuyền Vĩ, Thuyền Phàm, Thuyền Để, Nam Thập Tự, Nhân Mã, Sài LangThiên Yết (tập hợp sao Thiên Yết - Nhân Mã). Dải Ngân hà có thể nhìn thấy trên bầu trời cũng đi qua hầu hết các chòm sao này, nhưng một chút về phía đông nam của Sài Lang.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Các khu vực hình thành sao và các loại sao OB tạo nên khu vực này bao gồm Tinh vân Lạp Hộ và các đám mây phân tử Lap Hộ, tập hợp sao OB Thiên Yết - Nhân Mã, Tiên Vương OB2, Anh Tiên OB2 và đám mây phân tử Taurus-Auriga. Đám mây phân tử Serpens chứa các vùng hình thành sao W40 và Serpens phía nam thường được đưa vào khảo sát Vành đai Gould, nhưng không phải là một phần chính thức của Vành đai Gould do khoảng cách lớn hơn.

Một lý thuyết được đề xuất vào khoảng năm 2009 cho thấy Vành đai Gould được hình thành vào khoảng 30 triệu năm trước khi một khối vật chất tối va chạm với đám mây phân tử trong khu vực của chúng ta. Cũng có bằng chứng cho rằng cũng có các vành đai tương tự vành đai Gould trong các thiên hà khác.[4][5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sir Patrick Moore biên tập (2002) [1987]. Astronomy Encyclopædia . Great Britain: Philip's. tr. 164.
  2. ^ “The Gould Belt”. The GAIA Study Report. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2003. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2006.
  3. ^ “Gould Belt”. The Encyclopedia of Astrobiology Astronomy and Spaceflight. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2006.
  4. ^ "Orion's dark secret: Violence shaped the night sky", New Scientist, 21 Nov. 2009, pp. 42–5.
  5. ^ Bekki, Kenji (2009). “Dark impact and galactic star formation: origin of the Gould belt”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society: Letters. 398 (1): L36–L40. arXiv:0906.5117. Bibcode:2009MNRAS.398L..36B. doi:10.1111/j.1745-3933.2009.00702.x. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy