Bước tới nội dung

Alpha Andromedae

Tọa độ: Sky map 00h 08m 23.2586s, 29° 05′ 25.555″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
α Andromedae

Alpha Andromedae
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0 (ICRS)      Xuân phân J2000.0
Chòm sao Tiên Nữ
Xích kinh 00h 08m 23.25988s[1]
Xích vĩ +29° 05′ 25.5520″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 2.06 (2.22 + 4.21)[2]
Các đặc trưng
Chỉ mục màu U-B−0.46[3]
Chỉ mục màu B-V−0.11[3]
Chỉ mục màu R-I−0.10[3]
Primary
Kiểu quang phổB8IVpMnHg[4]
Secondary
Kiểu quang phổA3V[4]
Trắc lượng học thiên thể
Sơ cấp
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−10.6 ± 0.3[5] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: 135.68[6] mas/năm
Dec.: −162.95[6] mas/năm
Thị sai (π)33.62 ± 0.35[1] mas
Khoảng cách97 ± 1 ly
(29.7 ± 0.3 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−0.19 ± 0.30[7]
Thứ cấp
Cấp sao tuyệt đối (MV)2.00 ± 0.30[7]
Các đặc điểm quỹ đạo[2]
Chu kỳ (P)96.7015 ± 0.0044 days
Bán trục lớn (a)24.0 ± 0.13 mas
Độ lệch tâm (e)0.535 ± 0.0046
Độ nghiêng (i)105.6 ± 0.23°
Kinh độ mọc (Ω)284.4 ± 0.21°
Kỷ nguyên điểm cận tinh (T)MJD 47374.563 ± 0.095
Acgumen cận tinh (ω)
(thứ cấp)
257.4 ± 0.31°
Chi tiết
Sơ cấp
Khối lượng3.8 ± 0.2[8] M
Bán kính2.7 ± 0.4[8] R
Độ sáng (nhiệt xạ)240[8] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)3.75[8] cgs
Nhiệt độ13,800[8] K
Độ kim loại[M/H] = 0.2
Tự quay2.38195 ngày[9]
Tốc độ tự quay (v sin i)52 km/s
Tuổi60[8] Myr
Thứ cấp
Khối lượng1.85 ± 0.13[8] M
Bán kính1.65 ± 0.3[8] R
Độ sáng (nhiệt xạ)13[8] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)4.0[8] cgs
Nhiệt độ8,500[8] K
Độ kim loại[M/H] = 0.2
Tốc độ tự quay (v sin i)110 ± 5 km/s
Tuổi70[8] Myr
Tên gọi khác
Alpheratz, Sirrah, Sirah, α And, Alpha Andromedae, Alpha And, δ Pegasi, δ Peg, Delta Pegasi, Delta Peg, 21 Andromedae, 21 And, H 5 32A, MKT 11, ADS 94 A, BD+28°4, CCDM J00083+2905A, FK5 1, GC 127, HD 358, HIP 677, HR 15, IDS 00032+2832 A, LTT 10039, NLTT 346, PPM 89441, SAO 73765, WDS 00084+2905A/Aa[6][10][11]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Alpha Andromedae, còn có tên LatinhAlpheratz, hay Sirrah, α Andromedae, là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Tiên Nữ, nó nằm ở phía tây bắc của chòm sao Phi Mã (Pegasus). Như là ngôi sao kết nối với chòm sao Phi Mã, nó còn được biết với tên gọi Delta Pegasi, mặc dù tên gọi này ít khi được sử dụng. Nó nằm cách Trái Đất 97,07 năm ánh sáng, ở thiên độ +29 độ 05 phút 25 giâyxích kinh độ +00 giờ 08 phút 22 giây.

Chòm sao Tiên Nữ

Là một sao đôi có ánh sáng trắng-xanh với độ sáng biểu kiến 2,07 - Alpheratz là tổ hợp của hai sao có quỹ đạo gần nhau, chỉ có thể phân biệt bằng các phân tích quang phổ một cách cẩn thận. Ngôi sao lớn có kích thước khoảng 10 lần lớn hơn so với ngôi sao nhỏ, và chúng quay xung quanh nhau theo chu kỳ 96,7 ngày. Được phân loại như là dạng quang phổ B8, cặp sao này khoảng 200 lần sáng hơn so với Mặt Trời và chúng có nhiệt độ tại bề mặt vào khoảng 13.000 K.

Ngôi sao lớn hơn trong 2 sao này của Alpheratz là ngôi sao sáng nhất đã được biết trong nhóm các sao được biết như là "Sao Thủy ngân-magiê". Nó thể hiện một mật độ cao bất thường của thủy ngân, gali, mangan và europi trong khí quyển của nó và mật độ thấp bất thường của các nguyên tố khác. Những sự dị thường này được người ta tin là kết quả của sự phân ly của các nguyên tố vì sức hút vào bên trong của trường hấp dẫn của các sao loại này.

Tên gọi Sirrah (hay Sirah) có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập:"صرة الفرس" - şirrat al-faras, "rốn của con ngựa".

Thiên văn học cổ đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thiên văn học Trung Quốc cổ đại thì Alpheratz cùng với γ Pegasi tạo thành sao Bích.

Đồng hành quang học

[sửa | sửa mã nguồn]
Aitken Double Star Catalogue 94 B
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0 (International Celestial Reference System)
Chòm sao Tiên Nữ (chòm sao)
Xích kinh 00h 08m 16.626s[12]
Xích vĩ +29° 05′ 45.49″[12]
Cấp sao biểu kiến (V) 10.8[12]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổG5[12]
Chỉ mục màu B-V1.0[12]
Trắc lượng học thiên thể
Chuyển động riêng (μ) RA: −3.9[12] mas/năm
Dec.: −24.0[12] mas/năm
Thị sai (π)2.3990 ± 0.0369[13] mas
Khoảng cách1360 ± 20 ly
(417 ± 6 pc)
Vị trí (tương đối so với A)
Kỷ nguyên quan sát2000
Khoảng cách góc89.3 [10]
Góc vị trí284° [10]
Tên gọi khác
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Sao đôi trên được miêu tả có một sao đôi quang học, phát hiện bởi William Herschel vào ngày 21 tháng 7 năm 1781.[10][14][15] Được định danh là ADS 94 B trong Danh mục sao đôi Aitken, nó là sao loại G với cấp sao biểu kiến khoảng 10.8.[12] Mặc dù ngẫu nhiên nó xuất hiện gần hai ngôi sao khác trên bầu trời, nhưng nó lại xa Trái đất hơn nhiều; thị sai được quan sát bởi Gaia đo được khoảng cách từ ngôi sao này đến Trái Đất là hơn 1300 năm ánh sáng[14]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Van Leeuwen, F. (2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653–664. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  2. ^ a b Entry, WDS identifier 00084+2905, Sixth Catalog of Orbits of Visual Binary Stars Lưu trữ 2017-11-12 tại Wayback Machine, William I. Hartkopf & Brian D. Mason, U.S. Naval Observatory. Truy cập on line ngày 12 tháng 8 năm 2008.
  3. ^ a b c Hoffleit, D.; Warren, W. H. Jr. “HR 15”. The Bright Star Catalogue (ấn bản thứ 5). VizieR.Hoffleit, D.; Warren, W. H. Jr. “Detailed Description of V/50”. The Bright Star Catalogue (ấn bản thứ 5). Centre de Données astronomiques de Strasbourg.
  4. ^ a b Tomkin, J.; Pan, X.; McCarthy, J. K. (1995). “Spectroscopic detection of the secondaries of the Hyades interferometric spectroscopic binary theta2 Tauri and of the interferometric spectroscopic binary alpha Andromedae”. Astronomical Journal. 109: 780. Bibcode:1995AJ....109..780T. doi:10.1086/117321.
  5. ^ Value is for the center of mass of the system.
  6. ^ a b c “* alf And”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2008.
  7. ^ a b Ryabchikova, T. A.; Malanushenko, V. P.; Adelman, S. J. (1999). “Orbital elements and abundance analyses of the double-lined spectroscopic binary alpha Andromedae”. Astronomy and Astrophysics. 351: 963. Bibcode:1999A&A...351..963R.
  8. ^ a b c d e f g h i j k l Ryabchikova, T.; Malanushenko, V.; Adelman, S. J. (1998). “The double-lined spectroscopic binary alpha Andromedae: Orbital elements and elemental abundances”. Contributions of the Astronomical Observatory Skalnate Pleso. 27 (3): 356. arXiv:astro-ph/9805205. Bibcode:1998CoSka..27..356R.
  9. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên sciphys
  10. ^ a b c d e Entry 00084+2905, discoverer code H 5  32, components Aa-B, The Washington Double Star Catalog Lưu trữ 2011-08-16 tại Wayback Machine, United States Naval Observatory. Truy cập on line ngày 15 tháng 8 năm 2017.
  11. ^ Entry 00084+2905, discoverer code MKT  11, components Aa, The Washington Double Star Catalog Lưu trữ 2011-08-16 tại Wayback Machine, United States Naval Observatory. Truy cập on line ngày 15 tháng 8 năm 2017.
  12. ^ a b c d e f g h i “TYC 1735-3181-1”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2008.
  13. ^ Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration) (tháng 8 năm 2018). “Gaia Data Release 2: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics. 616. A1. arXiv:1804.09365. Bibcode:2018A&A...616A...1G. doi:10.1051/0004-6361/201833051.
  14. ^ a b Burnham, R. (1978). Burnham's Celestial Handbook: An Observer's Guide to the Universe Beyond the Solar System. 1. Dover Publications. tr. 111. ISBN 0-486-23567-X.
  15. ^ Xem tr.140, mục 32 trong Herschel, M.; Watson, D. (1782). “Catalogue of Double Stars. By Mr. Herschel, F. R. S. Communicated by Dr. Watson, Jun”. Philosophical Transactions of the Royal Society. 72: 112–162. Bibcode:1782RSPT...72..112H. doi:10.1098/rstl.1782.0014. JSTOR 106455.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy