Ethosuximide
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Tên thương mại | Zarontin |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
MedlinePlus | a682327 |
Danh mục cho thai kỳ | |
Dược đồ sử dụng | qua đường miệng (viên thuốc, dung dịch) |
Mã ATC | |
Tình trạng pháp lý | |
Tình trạng pháp lý |
|
Dữ liệu dược động học | |
Sinh khả dụng | 93%[1] |
Chuyển hóa dược phẩm | Gan (CYP3A4, CYP2E1) |
Chu kỳ bán rã sinh học | 53 giờ |
Bài tiết | Thận (20%) |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
IUPHAR/BPS | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.000.954 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C7H11NO2 |
Khối lượng phân tử | 141.168 g/mol |
Mẫu 3D (Jmol) | |
Thủ đối tính hóa học | Racemic mixture |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(kiểm chứng) |
Ethosuximide, được bán dưới tên thương hiệu Zarontin cùng với một số tên khác, là một loại thuốc dùng để điều trị cho bệnh co giật lặng người.[1] Chúng có thể được sử dụng một mình hoặc sử dụng phối hợp với các loại thuốc chống động kinh khác như axit valproic.[1] Ethosuximide được đưa vào cơ thể qua đường miệng.[1]
Tác dụng phụ của thuốc nhìn chung là không có ảnh hưởng lớn.[2] Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm chán ăn, đau bụng, tiêu chảy và cảm thấy mệt mỏi.[1] Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể có như suy nghĩ tự tử, mức độ tế bào máu thấp và lupus ban đỏ.[1][2] Mức độ an toàn nếu sử dụng trong khi mang thai hoặc cho trẻ dưới ba tuổi là không rõ ràng.[1] Ethosuximide thuộc họ thuốc succinimide. Cách thức hoạt động chính xác của thuốc này đến nay vẫn là không rõ ràng.[1]
Ethosuximide đã được chấp thuận cho sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1960.[1] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[3] Ethosuximide có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[1] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 27,77 USD mỗi tháng.[4] Tại Hoa Kỳ, chi phí bán buôn tính đến năm 2016 là khoảng 41,55 USD / tháng cho một liều điều trị điển hình.[5]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e f g h i “Ethosuximide”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ a b WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 69, 74–75. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ “Ethosuximide”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
- ^ “NADAC as of 2016-12-07 | Data.Medicaid.gov”. Centers for Medicare and Medicaid Services. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.