Bước tới nội dung

Sao Ngưu Lang

Tọa độ: Sky map 19h 50m 46.9990s, +08° 52′ 05.959″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sao Ngưu Lang

Sao Ngưu Lang.
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0 (ICRS)
Chòm sao Thiên Ưng (Aquila)
Xích kinh 19h 50m 46.9990s[1]
Xích vĩ +08° 52′ 05.959″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 0.77[1]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổA7V[1]
Chỉ mục màu U-B+0.08[2]
Chỉ mục màu B-V+0,22[2]
Chỉ mục màu V-R0,0[1]
Chỉ mục màu R-I+0,14[2]
Kiểu biến quangDelta Scuti[1]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−26,1 ± 0,9[1] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: 536,87[1] mas/năm
Dec.: 385,57[1] mas/năm
Thị sai (π)194.45 ± 0.94[1] mas
Khoảng cách16.77 ± 0.08 ly
(5.14 ± 0.02 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)2,21[note 1]
Chi tiết
Khối lượng1,79[3] M
Bán kính1,63 to 2,03[3][note 2] R
Độ sáng10,6[4] L
Nhiệt độ6.900 tới 8.500[3][note 2] K
Độ kim loại[Fe/H] = −0,2[3]
Tự quay8,9 giờ[4]
Tốc độ tự quay (v sin i)240[3] km/s
Tuổi<109 [5] năm
Tên gọi khác
Atair, α Aquilae, α Aql, Alpha Aquilae, Alpha Aql, 53 Aquilae, 53 Aql, STFB 10A, ADS 13009 A,BD+08°4236, CCDM J19508+0852A, FK5 745, GC 27470, GCTP 4665.00, GJ 768, HD 187642, HIP 97649, HR 7557, IDS 19459+0836 A, LFT 1499, LHS 3490, LTT 15795, NLTT 48314, PPM 168779, SAO 125122, TD1 25537, WDS 19508+0852A.[1][2][6]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Sao Ngưu Lang (α Aql / α Aquilae / Alpha Aquilae / Altair) là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Thiên Ưng (Aquilae) và là sao sáng thứ 12 trong bầu trời đêm, với độ sáng biểu kiến 0,77.

Sao Ngưu Lang là một đỉnh của Tam giác mùa hè. Nó là sao dạng "A" hay sao trắng cách Trái Đất 17 năm ánh sáng và là một trong những sao gần nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Trong một số ngôn ngữ nước ngoài, chẳng hạn như trong tiếng Anh, nó có tên là "Altair" có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập để chỉ "con chim" "đại bàng", "sinh vật bay", từ thành ngữ نسر الطائر an-nasr aţ-ţā?ir.

Tam giác mùa hè. Sao Ngưu Lang ở phía dưới, bên phải
So sánh kích cỡ sao Ngưu Lang và Mặt Trời

Đáng chú ý nhất của sao Ngưu Lang là tốc độ tự quay cực nhanh của nó; bằng cách đo độ rộng các quang phổ vạch của nó, người ta đã xác định là ở khu vực xích đạo của nó thì nó tự quay một vòng hết khoảng 6 1/2 giờ (các tài liệu khác đôi khi cho là 9 hay 10,4 giờ). So sánh với ngôi sao của chúng ta, tức Mặt Trời, thì nó phải mất hơn 25 ngày một chút để tự quay hết một vòng. Với sự tự quay nhanh như vậy, sao Ngưu Lang có lẽ có hình cầu dẹt: đường kính tại xích đạo ít nhất khoảng 14% lớn hơn so với đường kính tính theo hai cực.

Sao Ngưu Lang, cùng với Beta AquilaeGamma Aquilae, tạo thành một đường nổi tiếng các sao, đôi khi được nói đến như là mỏ của con đại bàng (tức chòm sao Thiên Ưng).

Các tọa độ (Kỷ nguyên 2000):

Các tham chiếu tới sao này

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong huyền thoại, có một câu chuyện tình yêu trong Thất tịch của Việt Nam và Trung Quốc trong đó Ngưu Lang và hai con của mình (tức là Aquila -β và -γ) bị chia cắt khỏi vợ và mẹ là Chức Nữ (Vega), là người phải ngồi bên kia bờ sông của Sông Ngân.

Xem thêm bài viết về truyện cổ tích Ngưu Lang - Chức Nữsao Chức Nữ

Trong chiêm tinh học phương Tây, sao Ngưu Lang là điềm gở, báo trước những mối nguy hiểm từ những kẻ đê tiện.

Trong lĩnh vực máy tính, máy tính quan trọng trong giai đoạn đầu, Altair 8800, đã được đặt tên theo ngôi sao này vì cô con gái của người có trách nhiệm đặt tên phù hợp cho máy tính này, khi hỏi con gái mình nên đặt tên như thế nào, đang xem một đoạn của Star Trek trong đó Starship EnterpriseAltair là điểm đến của nó. Vì thế Altair đã được lấy làm tên cho máy tính đó.

Trong khoa học viễn tưởng, Altair là:

  • Hành tinh Altair IV là khung cảnh chính của cuốn sách và phim Forbidden Planet (Hành tinh cấm đoán)
  • Là quê hương của Harlan, một dạng sự sống nhân tạo trong Stargate SG-1.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Từ độ lớn và thị sai biểu kiến.
  2. ^ a b Owing to its rapid rotation, Altair's radius is larger at its equator than at its poles; it is also cooler at the equator than at the poles.
  1. ^ a b c d e f g h i j k NAME ALTAIR -- Variable Star of delta Sct type, database entry, SIMBAD. Truy cập on line ngày 25 tháng 11 năm 2008.
  2. ^ a b c d HR 7557, database entry, The Bright Star Catalogue, 5th Revised Ed. (Preliminary Version), D. Hoffleit and W. H. Warren, Jr., CDS ID V/50. Truy cập on line ngày 25 tháng 11 năm 2008.
  3. ^ a b c d e Imaging the Surface of Altair, J. Monnier et al., Science 317, #5836 (ngày 20 tháng 7 năm 2007), pp. 342–345, doi:10.1126/science.1143205, Bibcode2007Sci...317..342M, PMID 17540860. Truy cập on line ngày 25 tháng 11 năm 2008. See second column of Table 1 for stellar parameters.
  4. ^ a b Resolving the Effects of Rotation in Altair with Long-Baseline Interferometry, D. M. Peterson et al., The Astrophysical Journal 636, #2 (1/2006), trang 1087–1097, doi:10.1086/497981, Bibcode2006ApJ...636.1087P; xem bảng 2 cho các tham số sao.
  5. ^ Altair, entry, The Internet Encyclopedia of Science, David Darling. Truy cập trực tuyến 25-11-2008.
  6. ^ Entry 19508+0852, The Washington Double Star Catalog, United States Naval Observatory. Truy cập on line ngày 25 tháng 11 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
pFad - Phonifier reborn

Pfad - The Proxy pFad of © 2024 Garber Painting. All rights reserved.

Note: This service is not intended for secure transactions such as banking, social media, email, or purchasing. Use at your own risk. We assume no liability whatsoever for broken pages.


Alternative Proxies:

Alternative Proxy

pFad Proxy

pFad v3 Proxy

pFad v4 Proxy