Báo Cáo Rèn Nghề: Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Bộ Môn Công Nghệ Hóa Học
Báo Cáo Rèn Nghề: Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Bộ Môn Công Nghệ Hóa Học
~~~~~~*~~~~~~
1
LỜI CẢM ƠN
Em chân thành cám ơn đến toàn thể ban lãnh đạo tại Nhà máy xử nước thải thuộc Công
ty Cổ Phần Đô Thị và Môi trường Đắk Lắk và thầy cô Khoa Công nghệ Hoá học và Thực
phẩm - Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đã cho phép em thực tập tại công ty.
Trong quá trình thực tập tại nhà máy của công ty em đã được các anh chị tận tình hướng
dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để giúp em hiểu rõ hơn về công nghệ đang được áp dụng tại
nhà máy, sự cố thường xảy ra và cách giải quyết của nhà máy, giúp em củng cố kiến thức
đã học và nắm được công việc của một kỹ sư môi trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Đô Thị và Môi
trường Đắk Lắk Phó tổng giám đốc Nguyễn Hoàng Nam và chị Dương Thị Thu Thảo,
cùng các anh chị trong nhà máy đã tạo điều kiện tốt nhất để em được tìm hiểu, tham
quan tại nhà máy, giúp em hoàn thành bài thực tập này.
Đặc biệt, em xin cảm ơn cô PGS.TS.Mai Huỳnh Cang đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn em
trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành bài báo cáo.
Vì kiến thức của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình rèn nghề và hoàn thành bài báo
cáo em không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng giúp em được
hoàn thiện hơn
Cuối cùng,em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến các thầy, cô và quý công ty
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH:...............................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU:...............................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI.........................................................................4
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................................................4
1.2. Mục tiêu và lĩnh vực hoạt động.................................................................................................4
1.3. Vị trí địa lí..................................................................................................................................4
1.4. Chức năng..................................................................................................................................5
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI.................................................................................................6
2.1. Quy trình xử lý nước thải cơ bản..............................................................................................6
a) Giai đoạn xử lý sơ bộ...................................................................................................................6
b) Giai đoạn xử lý sơ cấp.................................................................................................................6
c) Giai đoạn xử lý thứ cấp................................................................................................................6
d) Giai đoạn khử trùng.....................................................................................................................6
e) Giai đoạn xử lý đặc biệt khác.......................................................................................................7
2.2. Công nghệ xử lý nước thải kị khí..............................................................................................7
a) Tổng quan....................................................................................................................................7
b) Cơ sở lý thuyết.............................................................................................................................7
c) Nguyên lý hoạt động....................................................................................................................7
Phân hủy kỵ khí có thể chia làm 6 quá trình:.......................................................................................7
d) Các yếu tố ảnh hưởng................................................................................................................10
e) Một số loại vi sinh vật tham gia vào quá trình kỵ khí................................................................13
f) Phân loại....................................................................................................................................16
g) Ưu điểm và nhược điểm.............................................................................................................19
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY........................................................................21
3.1. Giới thiệu chung.......................................................................................................................21
3.2. Công nghệ xử lý tại nhà máy...................................................................................................21
a) Lọc rác.......................................................................................................................................21
b) Bể lắng cát.................................................................................................................................21
c) Hố phân chia lưu lượng.............................................................................................................23
d) Hồ kị khí....................................................................................................................................23
e) Thác tạo khí...............................................................................................................................24
3
f) Hồ sinh học................................................................................................................................24
g) Hồ làm thoáng...........................................................................................................................25
h) Xử lý bùn...................................................................................................................................25
4
DANH MỤC HÌNH ẢNH:
Hình 1: Quang cảnh của nhà máy..............................................................................................................7
Hình 2: Sơ đồ phản ứng xảy ra trong quá trình sinh học kỵ khí.........................................................11
Hình 4: Nhóm vi sinh vật thủy phân chất hữu cơ, nhóm vi sinh vật tạo acid..........................................17
5
LỜI MỞ ĐẦU:
Ngày nay, vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường là một vấn đề hàng đầu trong cuộc
sống của chúng ta. Khi dân số tăng lên, cùng với sự phát triển của đời sống thường kèm
theo việc tác động xấu đến môi trường đô thị. Việt Nam đang trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mạnh mẽ.
Cùng với sự tăng số lượng và quy mô các ngành nghề sản xuất, sự hình thành các khu
dân cư tập trung, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu và năng lượng ngày càng
tăng. Những sự gia tăng đó đã tạo điều kiện kích thích cho ngành sản xuất, kinh doanh và
dịch vụ mở rộng phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã
hội của đất nước, song song với sự phát triển đó cũng là sự phát triển mạnh mẽ của một
lượng nước thải lớn vào môi trường. Môi trường đang là một vấn đề đáng phải được quan
tâm.
Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp xây dựng, phát triển và bảo vệ môi trường ở thành phố
Buôn Ma Thuột cũng được đặt lên hàng đầu. Do vậy, việc xây dựng nhà máy xử lý nước
thải hết sức cần thiết nhằm giảm bớt sự ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường từ việc
sinh hoạt của các khu dân cư, nhằm xây dựng một thành phố xanh – sạch – đẹp.
Nhận định được điều đó Công ty Cổ phần Đô thị và Môi trường Đắk Lắk đã đầu tư xây
dựng nhà máy xử lý nước thải trong thành phố.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI
8
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1. Quy trình xử lý nước thải cơ bản
Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nguồn nước thải cơ bản bao gồm các giai đoạn
sau:
a) Giai đoạn xử lý sơ bộ
Nước thải được đưa vào hệ thống và đi qua thanh chắn rác (lọc rác) để loại bỏ các rác
thải, mảnh vụn.
Rác thải được thu gom và xử lý riêng biệt, chẳng hạn bằng cách chôn lấp hoặc xử lý theo
quy trình phù hợp.
Nước thải được bơm từ bể thu gom lên bể lắng để tiếp tục quá trình xử lý.
b) Giai đoạn xử lý sơ cấp
Nước thải được bơm lên bể lắng, nơi nước chảy chậm và đồng thời các chất rắn nhẹ hơn
nổi lên mặt nước (như dầu mỡ, nhựa, hạt nhựa) được loại bỏ bằng cách hớt bỏ.
Các chất bùn và chất rắn hữu cơ (như phân, mảnh giấy, thức ăn) chìm xuống đáy bể lắng.
Bùn từ đáy bể được hút ra, đặc và phân hủy thông qua quy trình xử lý riêng biệt.
c) Giai đoạn xử lý thứ cấp
Giai đoạn này có hai loại quy trình chính:
Xử lý hiếu khí: Tại bể hiếu khí, không khí được sục vào liên tục để cung cấp điều kiện
thuận lợi cho các vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Các vi sinh vật này tiêu
thụ các chất hữu cơ trong nước thải và tạo ra các hạt nặng hơn để dễ dàng loại bỏ.
Xử lý kỵ khí: Nước thải trong một khoảng thời gian nhất định sẽ lắng cặn các chất vô cơ,
hữu cơ xuống đáy của hồ. Lớp chất lỏng phía trên sẽ đóng vai trò như một màng ngăn khí
oxy giúp cho vi sinh vật kị khí được hoạt động.
Một số bùn từ giai đoạn này sẽ được trở về bể để duy trì môi trường sống cho các vi sinh
vật hiếu khí xử lý nước thải.
d) Giai đoạn khử trùng
Nước thải từ bể lắng chuyển sang bể khử trùng, nơi sẽ được thêm một số hóa chất khử
trùng như NaCl, thuốc tẩy,.... hoặc bằng các biện pháp vật lý như tia UV,... để tiến hành
khử trùng và loại bỏ các sinh vật gây bệnh còn lại.
9
Cuối cùng, nước đã qua xử lý sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận, thường là ao hồ, sông suối,
kênh rạch tại địa phương, hoặc có thể được tái sử dụng.
e) Giai đoạn xử lý đặc biệt khác
Bùn và chất thải rắn trong quá trình này có thể được xử lý theo nhiều phương pháp khác
nhau, như chôn lấp, sử dụng làm phân bón, đốt để tạo năng lượng và các phương pháp
khác.
Ngoài ra, tùy vào đặc điểm ngành nghề, có thể yêu cầu xử lý kim loại hoặc một số chất
hữu cơ khác trong nước thải, đảm bảo nước thải đạt được quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Việt Nam về các chỉ số như BOD, TDS, TSS…
2.2. Công nghệ xử lý nước thải kị khí
a) Tổng quan
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí hay còn gọi là xử lý nước thải kỵ khí
chính là việc sử dụng chính các loại vi sinh vật trong nước thải để xử lý các loại chất thải
hữu cơ trong điều kiện thiếu khí oxy. Quá trình phân hủy các chất vô cơ trong nước thải
sẽ tạo ra các loại khí như CO2, và đặc biệt là chúng ta thu về được khí mê tan có thể để
sử dụng làm nguồn năng lượng sử dụng, thường thấy hiện nay là sử dụng làm chất đốt.
Xử lý nước thải kỵ khí thường được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như
nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất thực phẩm, dược phẩm và đồ uống. Ngoài ra các ngành
công nghiệp như sản xuất bột giấy, dệt may cũng áp dụng phương pháp xử lý nước thải
này.
Nói chung, xử lý nước thải kỵ khí rất thích hợp cho các ngành công nghiệp có nước thải
chứa hàm lượng hữu cơ cao.
b) Cơ sở lý thuyết
Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng các vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật tùy nghi
để phân hủy các hợp chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải, ở điều kiện không có oxi
hòa tan với nhiệt độ, pH,…thích hợp để cho các sản phẩm dạng khí (chủ yếu là CO 2,
CH4). Quá trình phân hủy kỵ khí chất bẩn có thể mô tả bằng sơ đồ tổng quát:
(CHO)nNS ——- CO2 + H2O + CH4 + NH4 + H2 + H2S + Tế bào vi sinh
c) Nguyên lý hoạt động
Phân hủy kỵ khí có thể chia làm 6 quá trình:
Thủy phân polymer: thủy phân các protein, polysaccaride, chất béo.
10
Lên men các amino acid và đường.
Phân hủy kỵ khí các acid béo mạch dài và rượu (alcohols).
Phân hủy kỵ khí các acid béo dễ bay hơi (ngoại trừ acid acetic).
Hình thành khí methane từ acid acetic.
Hình thành khí methane từ hydrogen và CO2.
Hình 2: Sơ đồ phản ứng xảy ra trong quá trình sinh học kỵ khí
Các quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học kỵ khí có thể tổng hợp thành bốn giai
đoạn như sau:
11
Hình 3: Các quá trình phân hủy kỵ khí
12
Cụ thể: các sản phẩm của quá trình thuỷ phân sẽ được tiếp tục phân giải dưới tác động
của các vi sinh vật lên men acid béo dễ bay hơi như acid acetic, acid formic, acid
propionic. Ngoài ra còn có một số dạng như rượu methanol, ethanol, aceton, NH 3, CO2.
H2 …
3. Giai đoạn axetat hóa (Acetogenesis):
Các acid là sản phẩm của quá trình trên lại được tiếp tục thuỷ phân để tạo lượng acid
acetic cao hơn. Sản phẩm của quá trình này phụ thuộc vào áp suất riêng phần của
H2 trong môi trường. Áp suất riêng phần của H2 được giữ < 10-3 atm để vi sinh vật có thể
thực hiện biến đổi H2 thành CH4 theo phản ứng sau:
4H2 + CO2 → CH4 + 2H2O
Thực tế cho thấy khi áp suất riêng phần của H2 lớn thì sản phẩm của quá trình này chứa
nhiều acid béo trung gian như acid propionic (C3). acid butyric (C4) … Do vậy, làm chậm
quá trình tạo methane.
Trong quá trình chuyển hóa lên men các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy chất hữu cơ và
hình thành khí mê tan. Ở giai đoạn này, các sản phẩm được tạo thành bao gồm hidro,
CO2,… nhưng quá nhiều hydro sẽ cản trở và kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của
nhóm vi sinh vật axetat hóa.
4. Giai đoạn sản xuất khí mê tan (Methanogenesis): Methane hóa
Đó là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân hủy các sản phẩm hữu cơ đơn giản của
những giai đoạn trước để tạo thành CH4 và CO2 nhờ các vi khuẩn lên men methane.
Giai đoạn này trải qua 2 bước cơ bản là:
+ Tạo acetogenesis, nơi các vi khuẩn kỵ khí tổng hợp các axit hữu cơ để tạo thành
axetat, khí hydro và carbon dioxide
+ Sinh methanogenesis, nơi các vi sinh vật kỵ khí sau đó hoạt động dựa trên các phân tử
mới hình thành này để tạo thành khí methane và carbon dioxide.
Đây là các sản phẩm phụ trong quá trình hoạt động của vi sinh vật yếm khí, các phụ
phẩm này được thu hồi để sử dụng làm nhiên liệu. Trong khi phần nước thải còn lại sẽ
được đưa sang chu trình xử lý tiếp theo.
d) Các yếu tố ảnh hưởng
Oxy
Trong xử lý kị khí nước thải, oxygen được coi là độc tố đối với các vi sinh vật. Do đó lý
tưởng nhất là tạo được điều kiện kị khí tuyệt đối trong bể xử lý.
13
Yếu tố nhiệt độ
Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình sống và phát triển của các vi sinh vật kỵ khí.
Nhóm các vi sinh vật kị khí có 3 vùng nhiệt độ thích hợp cho sự phân huỷ các hợp chất
hữu cơ, và ở mỗi vùng nhiệt độ sẽ thích hợp với mỗi nhóm vi sinh vật kị khí khác nhau.
+ Vùng nhiệt độ cao: 450C – 65 0C (thermophilic).
+ Vùng nhiệt độ trung bình : 200C – 450C (mesophilic)
+ Vùng nhiệt độ thấp : dưới 200C (psychrophilic).
Hai vùng nhiệt độ đầu thích hợp cho hoạt động của nhóm các vi sinh vật lên men
methane, ở vùng nhiệt độ này lượng khí methane tạo thành cao. Đối với vùng nhiệt độ
cao (450C – 650C), để duy trì nhiệt độ này cần thiết phải cung cấp thêm lượng nhiệt, điều
này sẽ gây tốn kém cho công trình, tính kinh tế của công trình xử lý sẽ bị hạn chế.
Ở nước ta, nhiệt độ trung bình từ 200C – 320C, sẽ thích hợp cho nhóm vi sinh vật ở vùng
nhiệt độ trung bình phát triển.
Độ pH trong nước thải
Trong quy trình xử lý kị khí, pH của môi trường có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phân huỷ
các chất hữu cơ, cụ thể là ảnh hưởng đến 4 quá trình chuyển hoá của sự phân huỷ kị khí.
Ở các quá trình xử lý, người ta nhận thấy các quá trình cơ bản chịu ảnh hưởng trực tiếp
lẫn nhau, khi một trong các quá trình này bị cản trở hoặc thúc đẩy sẽ ảnh hưởng tới quá
trình xảy ra tiếp theo, do đó sẽ làm tốc độ phân huỷ các chất chậm lại hoặc nhanh hơn.
Ví dụ : Khi nhiệt độ thay đổi hoặc khi thành phần nước thải thay đổi (do nạp mới vào
công trình) thì nhóm vi sinh vật acid hoá thích nghi hơn so với nhóm vi sinh vật sinh
methane. Khi pH giảm mạnh (ví dụ: pH < 6) sẽ làm giảm quá trình sinh khí CH 4. Hơn
nữa khi pH giảm, các acid trung gian tích luỹ nhiều, làm các phản ứng phân hủy khó thực
hiện và dẫn đến dừng quá trình acetate hoá…
Thông thường độ pH thích hợp nhất nằm trong khoảng 6.5 – 7.5. Nếu như thấp hơn hoặc
cao hơn nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình methane.
Độ kiềm có trong nước thải
Độ kiềm tối ưu nhất trong các bể xử lý kỵ khí rơi vào khoảng 1500 – 3000mg CaCO3/lít.
Đây là mức tạo khả năng đệm cho dung dịch và ngăn hiện tượng giảm độ pH xuống dưới
mức trung bình
Chất dinh dưỡng trong nước thải
14
Chất dinh dưỡng trong nước thải chính là các loại chất giúp nuôi dưỡng phát triển vi sinh
vật kỵ khí. Chất dinh dưỡng cũng chính là thành phần chất hữu cơ có trong nước thải.
Cũng như các vi sinh vật khác, vi sinh vật phân giải kị khí đòi hỏi các chất dinh dưỡng
chính yếu bao gồm các hợp chất chứa carbon, nitrogen, phosphor và một số các nguyên
tố vi lượng với một tỷ lệ thích hợp. nếu không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ
ảnh hưởng đến các quá trình phân giải các chất trong nước thải. Chẳng hạn, nếu không đủ
nitrogen sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành các enzyme thực hiện quá trình phân giải.
Nhưng nếu cung cấp quá nhiều nitrogen sẽ làm hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có
trong nước thải. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ tạo cho bùn có
tính lắng tốt và hoạt tính cao, hoạt động tốt trong quá trình xử lý.
Theo tỉ lệ tốt nhất COD:N:P = (400÷1000):7:1 để vi sinh vật phát triển tốt, nếu thiếu thì
chúng ta có thể bổ sung thêm nhằm mục đích nuôi dưỡng và ổn định vi sinh vật kỵ khí.
Các loại muối trong nước thải
Vi sinh vật kỵ khí có thể bị ảnh hưởng trong quá trình methane nếu như hàm lượng các
loại muối trong nước thải vượt quá 0.2g/lít Nacl. Cần kiểm tra thường xuyên về loại hợp
chất này như Na+, K+, Ca2+
Nồng độ Lipid
Nồng độ lipid là các chất béo rất khó bị phân hủy và làm cản trở quá trình xử lý của hệ
thống bể kỵ khí. Lipid tạo ra lớp màng cản trở sự hấp thụ và nó còn kéo theo lớp bùn nổi
lên trên bề mặt
Các kim loại nặng
Trong hệ thống xử lý kỵ khí, kim loại nặng thường được loại bỏ nhờ kết tủa cùng với
carbonate và sulfide. Ngoài ra cần đảm bảo không chứa các hóa chất độc, không có hàm
lượng quá mức các hợp chất hữu cơ khác.
Các độc tố
Qua tìm hiểu đặc điểm sinh lý các vi sinh vật tham gia xử lý nước thải bằng phương pháp
kị khí, người ta nhận thấy:
Một số các hợp chất như CCl4, CHCl3, CH2Cl2… và các ion tự do của các kim loại
nặng có nồng độ 1mg/l sẽ thể hiện tính độc đối với các vi sinh vật kị khí.
Các hợp chất như formadehyde, SO2, H2S với nồng độ 50 – 400mg/l sẽ gây độc hại
với các vi sinh vật kị khí trong công trình xử lý.
S2- được coi là tác nhân gây ức chế quá trình tạo methane. Sở dĩ có lập luận này là
do nhiều nguyên nhân khác nhau: S2- làm kết tủa các nguyên tố vi lượng như Fe,
15
Ni, Co, Mo … do đó hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, đồng thời, các electron
giải phóng ra từ quá trình oxy hoá các chất hữu cơ sử dụng cho quá trình sulfate
hoá và làm giảm quá trình sinh methane.
Các hợp chất NH4+ ở nồng độ1,5 – 2mg/l gây ức chế quá trình lên men kị khí.
e) Một số loại vi sinh vật tham gia vào quá trình kỵ khí
Vi sinh vật kỵ khí bao gồm vi rút, vi khuẩn, tảo, nấm, động vật nguyên sinh,.... Chủ yếu
là vi khuẩn.
Vi sinh vật kỵ khí trong xử ký nước thải bằng cách thức sinh học kỵ khí. Đây là một
trong hai cách xử lý nước thải công nghệ sinh học cơ bản. Tức là nó dựa trên hoạt động
phân hủy chất hữu cơ và chất ô nhiễm thành khí CH4, N2, H2,... của vi sinh vật kỵ khí.
Những chế phẩm vô cơ bao gồm: CO2, NH3,... Mục tiêu chính là giảm BOD, COD. Phù
hợp với quy chuẩn xả thải trong nhà máy xử lý nước thải.
16
Hình 4: Nhóm vi sinh vật thủy phân chất hữu cơ, nhóm vi sinh vật tạo acid
17
Hình 5: Vi khuẩn tạo metan
18
f) Phân loại
Xử lý nước thải kị khí bao gồm nhiều công nghệ như sau:
19
thể khống chế được và không liên quan đến thời gian lưu nước. Hàm lượng VSS trong bể
tiếp xúc kị khí dao động trong khoảng 4000 – 6000 mg/l. Tải trọng chất hữu cơ từ 0,5 đến
10 kg COD/m3/ngày. Thời gian lưu nước từ 12 giờ đến 5 ngày.
UASB: bể xử lý sinh học kỵ khí dòng chảy ngược qua lớp bùn
Mô hình là cột hình trụ tròn gồm hai phần:
Phần phân huỷ.
Phần lắng.
Nước thải được phân bố vào từ đáy bể và đi ngược lên qua lớp bùn sinh học có mật độ vi
khuẩn cao. Khí thu được trong quá trình này được thu qua phễu tách khí lắp đặt phía trên.
Cần có tấm hướng dòng để thu khí tập trung vào phễu không qua ngăn lắng. Trong bộ
phận tách khí, diện tích bề mặt nước phải đủ lớn để các hạt bùn nổi do dính bám vào các
bọt khí biogas tách khỏi bọt khí. Để tạo bề rộng cần thiết cần có cột chặn nước. Dọc theo
mô hình có các vòi lấy mẫu (4 – 6 vòi) để đánh giá lượng bùn trong bể thông qua thí
nghiệm xác định mặt cắt bùn.
+ UASB hoạt động tốt khi có các điều kiện:
Bùn kỵ khí có tính lắng tốt.
Có bộ phận tách khí – rắn nhằm tránh rửa trôi bùn khỏi bể. Phần lắng ở trên có thời gian
lưu nước đủ lớn, phân phối và thu nước hợp lý sẽ hạn chế dòng chảy rối. Khi hạt bùn đã
tách khí đến vùng lắng có thể lắng xuống và trở lại ngăn phản ứng.
Hệ thống phân phối đầu vào đảm bảo tạo tiếp xúc tốt giữa nước thải và lớp bùn sinh học.
Mặt khác, khí biogas sinh ra sẽ tăng cường sự xáo trộn giữa nước và bùn, vì vậy có thể
không cần thiết thiết bị khuấy cơ khí.
+ Khi sử dụng UASB cần chú ý đến:
Bùn nuôi cấy ban đầu: nồng độ tối thiểu là 10 kg VSS/m3. Lượng bùn cho vào
không nên nhiều hơn 60% thể tích bể.
Nước thải: cần xem xét thành phần tính chất nước thải như hàm lượng chất hữu
cơ, khả năng phân hủy sinh học của nước thải, tính đệm, nhiệt độ nước thải…
Hàm lượng chất hữu cơ: COD < 100 mg/l không sử dụng được UASB, COD >
50000 mg/l thì cần pha loãng nước thải hoặc tuần hoàn nước thải đầu ra.
Chất dinh dưỡng: nồng độ nguyên tố N, P, S tối thiểu có thể tính theo biểu thức
sau:
(COD/Y) : N : P : S = (50/Y) : 5 : 1 : 1
20
Y là hệ số sản lượng tế bào phụ thuộc vào loại nước thải. Nước thải dễ acid hóa Y = 0,03,
khó acid hóa Y = 0,15.
Hàm lượng cặn lơ lửng: nước thải có hàm lượng SS lớn không thích hợp cho mô
hình này. SS > 3000 mg/l khó phân hủy sinh học sẽ lưu lại trong bể sẽ ngăn cản
quá trình phân hủy nước thải. Nếu cặn có thể cuốn trôi thì không có vấn đề gì.
Nước thải chứa độc tố: UASB không thích hợp với loại nước thải có hàm lượng
amonia > 2000 mg/l hoặc hàm lượng sulphate > 500 mg/l. Khi nồng độ muối cao
cũng gây ảnh hưởng xấu đến vi khuẩn methane. Khi nồng độ muối nằm trong
khoảng 5000 – 15000 mg/l thì có thể xem là độc tố.
21
hơn. Hàm lượng sinh khối trong bể có thể tăng lên đến 10000 – 40000 mg/l. Do lượng
sinh khối lớn và thời gian lưu nước quá nhỏ nên quá trình này có thể ứng dụng xử lý
nước thải có nồng độ chất hữu cơ thấp.
Quá trình kỵ khí bám dính xuôi dòng
Trong quá trình này nước thải chảy từ trên xuống qua lớp giá thể module. Giá thể này tạo
nên các dòng chảy nhỏ tương đối thẳng theo hướng từ trên xuống.
Đường kính dòng chảy nhỏ xấp xỉ 4 cm. Với cấu trúc này tránh được hiện tượng bít tắc
và tích lũy chất rắn không bám dính và thích hợp cho xử lý nước thải có hàm lượng SS
cao.
g) Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
Giúp xử lý nước thải đặc biệt là nước thải có nhiều hợp chất hữu cơ
Tạo ra nguồn năng lượng mới có thể sử dụng được điển hình là khí mê tan chiếm
đến 70-80%
Thành phần bùn hoạt tính được sử dụng để làm biến đổi các thành phần của nước
thải. Nó có tính ổn định cao, có thể lưu trữ trong một thời gian dài
Các thiết bị và hệ thống xử lý đơn giản, không quá cầu kỳ và phức tạp
Là dạng xử lý sạch, không cần hóa chất hay chúng ta quen gọi là công nghệ xanh
trong xử lý nước thải hiện nay
Không cần xử dụng Oxy ⇒ làm giảm chi phí điện năng cho quá trình cấp khí.
Quá trình kỵ khí tạo ra ít bùn hơn so với quá trình xử lý sinh học hiếu khí từ 3 – 20
lần. Quá trình xử lý sinh học kỵ khí tạo ra từ 20 – 150 kg bùn/1 tấn COD so với
quá trình hiếu khí là 400 – 600 kg bùn/ 1 tấn COD.
Nhu cầu năng lượng cho quá trình được giảm nhiều.
Thích hợp cho loại nước thải ô nhiễm nặng (với tỷ lệ BOD/COD > 0.5)
Có thể được thiết kế để hoạt động dưới tỉ trọng cao.
Hệ thống xử lý kỵ khí có thể phân hủy được các chất tổng hợp như các
hydrocacbon béo có chlor như trichloroethylen, trihalomethan) và một số chất
thiên nhiên khó phân hủy như ligin.
Nhược điểm
Quá trình kỵ khí diễn ra chậm hơn quá trình hiếu khí
Quy trình xử lý nước thải kỵ khí rất nhạy cảm với các loại hóa chất độc hại. Bởi
các loại hóa chất này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống vi sinh vật kỵ
khí
22
Xử lý nước thải chưa thực sự triệt để. Sau quá trình này cần sử dụng tiếp các quá
trình và các bước tiếp theo mới có thể đưa nước thải thành nước thải sau xử lý ra
môi trường
Phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như môi trường, nhiệt độ, độ pH…
23
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY
24
Hình 7: Bể lắng cát
- Chức năng:
Trong nước thải thường chứa nhiều các tạp chất vô cơ không hòa tan có vận tốc lắng
chìm cao, đường kính lớn hơn 0,1 mm như các sỏi. Các tạp chất này sẽ làm tắc nghẽn
đường nước và tăng mức độ bào mòn trong các bộ phận chuyển động quay các ống, các
van .
Bể lắng cát được thiết kế để loại bỏ các hạt không phân hủy này, bảo vệ các thiết bị máy
móc khỏi mài mòn, giảm sự lắng đọng các vật liệu nặng trong ống dẫn, giảm số lần súc
rửa các bể phân hủy cặn do tích tụ quá nhiều cát.
- Vận hành:
Bể lắng cát được chia thành 3 mương riêng biệt. Vận hành luân phiên hai ngăn trong khi
ngăn thứ ba để dự phòng và tiến hành xả cạn vệ sinh hàng tuần hai ngăn láng cát vào thứ
hai và thứ sáu hoặc khi có lượng cát trong bể lớn hơn 0,65m (tính từ dưới đáy lên), hoặc
khi có hiện tượng nổi bọt nhiều trong ngăn lắng cát.
Nhân viên vận hành cả hai ngày chủ nhật và thứ năm có nhiệm vụ xả cạn một ngăn lắng
cát cần làm vệ sinh trước khi giao ca, nhân viên vận hành ca 1 ngày thứ hai và thứ sáu xả
cạn ngăn còn lại. Trong quá trình xả bể lắng cát, nhân viên vận hành phải kiểm tra nước
25
xả tránh cát theo nước và xả xuống bơm bùn. Trong giai đoạn xả dừng vệ sinh ngăn lắng
cát nhân viên vận hành báo cho trạm bơm để không cẩn hành cùng lúc hai bơm.
c) Hố phân chia lưu lượng
- Chức năng
Tại hố phân chia lưu lượng SB1 và SB2, lắp ba bơm nước hoạt động luân phiên. Nước
thải từ bể được bơm trực tiếp lên ngăn trộn. Tại ngăn trộn, các hóa chất (như NaOH hoặc
H2SO4) được châm vào và trộn đều với nước thải, điều chỉnh pH trong khoảng 6.5 – 7.5
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học phía sau. Nước thải sau khi được điều
chỉnh độ pH sẽ tự động chảy sang hồ kị khí.
- Vận hành
Nhân viên cần thường xuyên vệ sinh phun rửa kĩ các hố và bửng. Nhân viên trực vận
hành thường xuyên kiểm tra mảng răng cưa thu nước ra, nếu thấy lượng nước ra phân
bố không đều thì báo ngay cho tổ bảo trì sửa chữa, kiểm tra sự vận hành của hệ thống
gạt bùn và váng bọt: kiểm tra sự ổn định, tiếng ồn của hệ thống, kiểm tra ống thu gom
váng bọt, nếu phát hiện hiện tượng hoạt động không ổn định thì dùng vận hành hệ
thống gạt bùn và báo cho tổ bảo trì sửa chữa.
d) Hồ kị khí
Nước sẽ được phân chia thành hai dòng chảy vào 2 hồ kị khí A1 và A2
- Chức năng
Hồ kỵ khí được sử dụng để xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ và hàm lượng cặn
cao. Quá trình ổn định nước thải trong hồ xảy dưới tác dụng kết hợp của quá trình lắng,
quá trình kết tủa và quá trình chuyển hoá chất hữu cơ thành CO2, CH4, các khí khác, các
acid hữu cơ và tế bào mới. Hiệu suất chuyển hoá BOD có thể đạt đến 70 – 80 %.
- Vận hành
Nước thải ban đầu được dẫn vào các hồ chứa này, trong một khoảng thời gian nhất định
nước thải sẽ lắng cặn các chất vô cơ, hữu cơ xuống đáy của hồ. Lớp chất lỏng phía trên
đóng vai trò như một màng ngăn khí oxy giúp cho lớp bùn hữu cơ bên dưới vi sinh vật kỵ
khí được hoạt động. Ở môi trường ấm nhiệt độ dao động từ 29,5-35 độ C thì vi sinh vật
kỵ khí hoạt động mạnh nhất, nó sẽ xử lý để đưa nồng độ COD, BOD trong nước thải
xuống mức thấp nhất.
Nếu nhân viên phát hiện thấy lớp lót (HDPE) bị hỏng, hoặc có dấu hiệu khác thường phải
báo ngay cho quản lý nhà máy để tiến hành sửa chữa.
26
e) Thác tạo khí
- Chức năng:
Sau khi đi qua hai hồ kị khí, nước chảy ra lại được dẫn chung vào thác tạo khí CA1. Thác
tạo khí có tác dụng sục khí làm cho oxy trong không khí hòa tan tối đa vào trong nước
thải, tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động.
- Vận hành
Thác tạo khí có hai bơm chìm điều khiển bằng van, công suất của các bơm được tự động
điều khiển theo lưu lượng nước để không khí hòa tan vào nước thường xuyên. Công suất
của bơm có thể thay đổi bằng cách điều chỉnh tần suất môtơ.
Nhân viên cần phải thường xuyên vệ sinh thác tạo khí để tránh tắc nghẽn dòng chảy, làm
giảm sự tiếp nhận không khí của dòng nước. Vệ sinh và phun rửa kĩ các bờ/ thành hồ,
bửng tràn và ống nạp khí mỗi tuần. Để vệ sinh, ngưng hoạt động một bên (một nửa) thác
tạo khí bằng các đóng van tại ống dẫn nước vào.
f) Hồ sinh học
- Chức năng
27
Hồ có chức năng làm sạch vi khuẩn gây bệnh (trực khuẩn đường ruột,...) còn lại trong
nước đã qua xử lý và làm sạch một phần nào các chất hữu cơ chưa được xử hết (như
nitơ, photpho,...) trước khi chuyển qua các hồ làm thoáng. Tại hồ, nước thải được làm
sạch bởi sự kết hợp của các loại vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí.
- Vận hành
Tại hồ sinh học còn xảy ra các quá trình song song xử lý hiếu khí và kỵ khí. Hồ 1 được
cung cấp oxy nhờ 2 guồng quay gắn vào mô tơ công suất 2HP. Ngoài ra, ở hổ có thả bèo
(lục binh) để góp phần xử lý nitơ trước khi xả ra suối. Nhân viên vận hành kiểm tra thành
bê tông chắn sóng của hồ 2, kịp thời phát hiện báo cáo cho ban quản đốc phân xưởng xử
lý nếu phát hiện có hiện tượng sụt lún. Nhân viên vận hành theo dõi sự hoạt động của 2
guồng quay, vận hành 22/24h 1 ngày, quan sát xem guồng quay có vận hành binh thường
không, ghi nhận tiếng động là dừng vận hành. Nếu phát hiện sự bất thường và báo tổ bảo
trị sửa chữa, công nhân thường xuyên làm vệ sinh mặt nước và vệ sinh bờ hồ, đảm bảo
mặt hồ luôn thông thoáng.
An toàn: nhân viên làm việc tại hồ sinh học phải mặc áo phao và các dụng cụ bảo hộ lao
động cần thiết đã được cung cấp, tuân thủ đúng quy định an toàn khi sử dụng thuyền tại
hồ sinh học.
g) Hồ làm thoáng
Nước thải đi vào 2 dãy Hồ làm thoáng nối tiếp M2-1, M2-2 và M1-1, M1-2, lúc này đã
khá sạch, nước ra khỏi các hố này lượng chất ô nhiễm, colyform còn không đáng kể nước
được dẫn vào hố thu gom tái sử dụng.
Tại hố thu gom tái sử dụng nước thải được hòa trộn với một phần nước suối sau đó được
bơm lên 4 hồ chứa nước, từ các hồ này sẽ được dẫn đến tưới tiêu cây trong khu vực nhà
máy.
h) Xử lý bùn
Lượng bùn trong các bể sẽ được bơm vào một bể chứa riêng biệt. Quá trình làm khô bùn
sẽ diễn ra tại đây, phần bùn khô được thải bỏ theo quy định, phần nước tách ra sẽ được
thu gom về tái xử lý.
28